Thế giới

Bắc Triều Tiên mở cửa cho đối thoại liên Triều, Hàn Quốc vẫn thận trọng

ClockThứ Ba, 16/06/2015 15:18
TTH.VN - Hôm qua (15/6), Bắc Triều Tiên cho biết đang củng cố niềm tin và sẵn sàng khởi động lại cuộc đối thoại liên Triều với Hàn Quốc, đánh dấu kỷ niệm 15 năm thượng đỉnh liên Triều lần đầu tiên được tổ chức hồi năm 2000.

Mặc dù tuyên bố mở cửa cho đối thoại liên Triều nhưng Bình Nhưỡng vẫn khẳng định lại tầm quan trọng của một "cách tiếp cận độc lập" đối với các vấn đề xuyên biên giới và thống nhất đất nước, kêu gọi Seoul ngừng tập trận chung với Mỹ và liên minh quốc tế chống Bắc Triều Tiên.


Quan chức hai miền Triều Tiên bắt tay trong một cuộc gặp gỡ năm 2014 - Ảnh: Reuters.

Một tuyên bố của chính phủ Bắc Triều Tiên gửi cho thông tấn xã trung ương Hàn Quốc nói rằng: "không có lý do gì để không tổ chức các cuộc đối thoại và đàm phán giữa hai miền, nếu một bầu không khí tin tưởng và hòa giải được hình thành" và cho rằng, "hai miền Triều Tiên nên có những bước đi thực tế để thực hiện tuyên bố chung lịch sử".

Trong khi đó, Hàn Quốc vẫn tỏ ra thận trọng trước tuyên bố này của phía Bắc Triều Tiên khi đi kèm là yêu cầu Hàn Quốc phải đáp ứng một số điều kiện nhất định để nối lại đàm phán. Trong phản hồi được đưa ra ngay trong ngày hôm qua, Seoul kêu gọi Bình Nhưỡng đến ngồi bàn đàm phán liên Triều một cách vô điều kiện, "thay vì đưa ra những yêu sách không phù hợp như là điều kiện tiên quyết cho các cuộc đàm phán", Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết.

Theo Bộ Thống nhất Hàn Quốc, "chính phủ đã nhiều lần nói rõ sẽ tôn trọng các thỏa thuận liên Triều, bao gồm cả Tuyên bố chung ngày 15/6/2000". "Chúng tôi cũng đang mở cửa để thảo luận về các vấn đề khác nhau liên quan đến lợi ích chung của hai miền Triều Tiên", Bộ này nói thêm.

Năm 2000, Tổng thống Hàn Quốc lúc đó là ông Kim Dae-jung đã tổ chức một hội nghị thượng đỉnh đầu tiên với nhà lãnh đạo Kim Jong-il của Bắc Triều Tiên và công bố, tuyên bố chung ngày 15 tháng 6, kêu gọi hòa bình thống nhất của hai miền Triều Tiên. Tuyên bố này được coi là một thỏa thuận mang tính bước ngoặt tiềm năng cho sự hòa giải liên Triều thông qua hợp tác nhân đạo và kinh tế.

Tuy nhiên, sau 15 năm tuyên bố Nam - Bắc 2000 được ký kết, mối quan hệ giữa hai miền đến nay vẫn chưa được bình thường hóa.

Tố Quyên (lược dịch từ Asianewsnet & Koreatimes)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) vừa ra mắt một mạng lưới mới về các chủng virus corona, CoViNet, để phát hiện, theo dõi và đánh giá sớm và chính xác về SARS-CoV-2, MERS-CoV, cũng như các chủng virus corona mới, có tầm quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

WHO ra mắt mạng lưới toàn cầu để theo dõi các chủng virus corona
1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói

Theo một báo cáo mới của Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) vừa công bố ngày 27/3, trong khi 2,4 tỷ người trên thế giới (tương đương 1/3 nhân loại) phải đối mặt với tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng hoặc vừa phải và 783 triệu người bị ảnh hưởng bởi nạn đói, thì hơn 1 tỷ bữa ăn đang bị lãng phí mỗi ngày.

1,05 tỷ tấn thực phẩm toàn cầu bị lãng phí trong khi hàng trăm triệu người bị đói
Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon

Hãng Thông tấn Reuters ngày 27/3 đưa tin, Brazil và Pháp vừa khởi động một chương trình đầu tư, nhằm mục tiêu bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon ở Brazil và Guyana, với khoản đầu tư trị giá 1 tỷ euro (tương đương 1,1 tỷ USD) từ các nguồn quỹ công và tư nhân trong vòng 4 năm tới.

Brazil và Pháp ra mắt chương trình bảo vệ rừng nhiệt đới Amazon
Return to top