ClockThứ Bảy, 09/05/2020 06:45

Bãi biển sôi động sau nới lỏng giãn cách

TTH - Sau thời gian vắng khách do dịch COVID-19, những ngày đầu tháng 5, các bãi biển du lịch bắt đầu sôi động trở lại.

“Kéo” khách về với biểnAn toàn cho mùa du lịch biểnGiữ biển sạch, người dân được hưởng lợi trước

Khách đến tắm biển Thuận An

Niềm vui trở lại

Hết thời hạn cách ly xã hội, các bãi biển bắt đầu mở cửa, chị Trần Thị Mai ở phường Thủy Xuân (TP. Huế) cùng gia đình đến bãi biển để giải nhiệt trong thời điểm nắng nóng. 

Chủ nhà hàng Sao Biển, ông Nguyễn Xuân Long cho rằng, du lịch biển năm nay dù đến muộn hơn so với bình thường do dịch COVID-19, nhưng từ khi được phép kinh doanh trở lại, du khách và người dân bắt đầu đến các bãi tắm Thuận An, Phú Thuận… ngày càng đông.

Niềm vui đối với ông Long và chủ các nhà hàng tại các bãi tắm không chỉ được phép hoạt động mà còn là sự trở lại của đội ngũ nhân viên sau hai tháng nghỉ việc do ảnh hưởng COVID-19.  Ông Long cũng như các chủ nhà hàng đã đề xuất cho các nhân viên được hưởng chính sách hỗ trợ thiệt hại. Các chủ nhà hàng cũng đã kiến nghị được hưởng chính sách miễn giảm thuế thu nhập, chi phí thuê mặt bằng.

Từng bước chuyên nghiệp, an toàn 

Không chủ quan khi tắm biển

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Đặng Tiến Tùy thông tin, sau thời gian giãn cách xã hội, các bãi tắm hoạt động trở lại, du khách đến tham quan, giải trí ngày càng đông. Vấn đề đặt ra đối với ban quản lý các bãi tắm hiện nay là phải tiếp tục duy trì triển khai các biện pháp an toàn cho du khách, người dân. Ban quản lý các bãi tắm thường xuyên triển khai tiêu độc, khử trùng tại các khu vực bãi tắm, nhà hàng, nhà nghỉ... nhằm phòng chống dịch bệnh COVID-19. Các chủ nhà hàng chuẩn bị đầy đủ nước sát khuẩn và yêu cầu du khách, người dân phải khử trùng trước khi ra, vào ăn uống…

Ông Tùy khuyến cáo, người dân không nên chủ quan, lơ là trong phòng chống dịch bệnh. Cần chấp hành tốt các quy định của ban quản lý các bãi tắm, các chủ nhà hàng, khách sạn. Ngoài những lúc tắm, ăn uống, mọi người phải đeo khẩu trang, thường xuyên sát khuẩn tay  nhằm đảm bảo an toàn.

Theo ông Long, hai tháng nay tạm ngừng hoạt động, nhà hàng bị thiệt hại nguồn thu nhập khoảng 150 triệu đồng, trong khi đó vẫn phải chịu đóng tiền thuê mặt bằng theo hợp đồng. Khó khăn là vậy, nhưng trong thời gian tạm “đóng cửa”, ông Long vẫn đầu tư duy tu, bảo dưỡng, nâng cấp dụng cụ, trang thiết bị và các dịch vụ. Nhà hàng Sao Biển đầu tư hơn 100 triệu đồng thay mới một số bàn ghế, hệ thống điện chiếu sáng, nhà tắm, nhà vệ sinh...

Để tạo sự gắn kết và yên tâm cho đội ngũ nhân viên phục vụ, đầu bếp, các nhà hàng Sao Biển, Hải Sơn, Phú Thuận... tại các bãi tắm Thuận An, Phú Thuận vẫn duy trì các đợt bồi dưỡng nghiệp vụ theo định kỳ mỗi tuần một lần, hoặc hai tuần một lần. Theo ông Nguyễn Xuân Long, các đợt bồi dưỡng không chỉ giúp nâng cao tính chuyên nghiệp trong phục vụ cho đội ngũ nhân viên mà còn giúp họ khỏi “rét nghề” do nghỉ dài ngày.

Theo ban quản lý (BQL) các bãi biển, trong thời gian tạm nghỉ do dịch COVID-19, BQL đã kiểm tra, rà soát hệ thống hạ tầng, trang thiết bị để có sự đầu tư hợp lý, ngày càng chuyên nghiệp. Hệ thống đường giao thông, điện chiếu sáng, nhà gửi xe... được nâng cấp, chỉnh trang, vệ sinh sạch đẹp. Những tuyến đường do sóng đánh hư hỏng, xói lở đã được sửa chữa, khắc phục. Cây xanh hai bên đường được chỉnh trang, cắt tỉa đảm bảo mỹ quan.

Trưởng BQL bãi tắm Thuận An, ông Nguyễn Văn Giàu thông tin, mùa du lịch biển năm nay sẽ có thêm dịch vụ chèo xuồng từ bãi tắm Thuận An đến các bãi biển khác như Phú Thuận, Hải Dương… Đây là nét mới, phục vụ nhu cầu du khách có thể trải nghiệm, khám phá vẻ đẹp hoang sơ tại các bãi biển và những nghề đánh bắt ven bờ. Các đơn bị khai thác cũng đã đầu tư đầy đủ các trang thiết bị đảm bảo an toàn cho du khách khi tham gia dịch vụ chèo xuồng trên biển như phao cứu hộ, áo phao, ca nô...

Chủ tịch UBND xã Phú Thuận, ông Đặng Tiến Tùy đánh giá, qua kiểm tra, hầu hết các bãi tắm trên địa bàn đều có những đầu tư phù hợp, từng bước chuyên nghiệp, đáp ứng các điều kiện phục vụ, giá cả, vệ sinh an toàn thực phẩm. BQL các bãi tắm đã rà soát độ sâu, phân vùng, quy định các khu vực tắm phù hợp, thường xuyên giám sát, nhắc nhở du khách, người dân trong quá trình tắm. Tuy nhiên, chính quyền địa phương luôn cảnh báo, tai nạn đuối nước có thể xảy ra bất cứ lúc nào nếu du khách cũng như đội ngũ BQL mất cảnh giác, lơ là, không chấp hành nội quy.

Theo đánh giá của Sở Du lịch, hầu hết các bãi tắm có quy mô lớn, chuyên nghiệp như Cảnh Dương, Thuận An, Phú Thuận, Lăng Cô… cơ bản an toàn nhờ đầu tư bài bản, chuyên nghiệp. Lo ngại hiện nay là các bãi tắm tự phát, như Vinh Thanh, Phú Diên (Phú Vang), Hải Dương (Hương Trà), Phong Hải, Điền Lộc (Phong Điền)... thiếu sự đầu tư các trang thiết bị, nhân lực cứu hộ cứu nạn. Mới đây, vụ tai nạn đuối nước dẫn đến tử vong tại bãi tắm Hải Dương là cảnh báo cho sự chủ quan, thiếu an toàn.

Bài, ảnh: HOÀNG TRIỀU

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực

Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao đang là thách thức đối với du lịch Việt Nam trước yêu cầu hội nhập quốc tế. Thừa Thiên Huế xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, để phát triển du lịch, phải đặc biệt quan tâm phát triển nguồn nhân lực.

Phát triển du lịch, quan trọng là phát triển nguồn nhân lực
Du lịch không thể phát triển một mình

Tại hội nghị trực tuyến toàn quốc về du lịch năm 2023, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính từng khẳng định: “Du lịch không thể phát triển một mình”. Du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn và để phát triển được du lịch phải có sự đồng hành của nhiều ngành, nhiều người.

Du lịch không thể phát triển một mình
Return to top