ClockThứ Tư, 09/10/2013 05:44

Bài học từ vụ phá rừng Phước Tượng và Thanh Tân

TTH - “Nhà báo về nhanh đi, họ phá hết rừng thông trên núi Phước Tượng rồi. Đến chiều nay, khu rừng thông ở quê em sẽ trụi”. Một người dân trong vùng bức xúc cầu cứu nhà báo chứng kiến vụ tàn phá rừng thông ở núi Phước Tượng, xã Lộc Trì (Phú Lộc) cuối tháng 9 vừa qua.

Trong vai người đi mua gỗ, chúng tôi có mặt tại hiện trường chứng kiến hàng trăm gốc thông từ 20-30 cm bị đốn hạ ngổn ngang còn ứa nhựa tươi mà xót xa. Cả “đội quân” ngang nhiên mở đường, đưa xe đến tận nơi đốn hạ thông có tuổi đời trên 25 năm như đi thu hoạch lúa chín cuối vụ. Tìm hiểu tôi được biết, rừng thông trên lưng đèo Phước Tượng được trồng từ năm 1986 theo dự án PAM, nhằm tạo cảnh quan, chống xói, bảo vệ môi trường và đã giao cho người dân thôn Phước Tượng quản lý, bảo vệ từ năm 2009. Anh Nguyễn Văn K., một thanh niên ở Phước Tượng, nói: “Tôi được biết rừng này là rừng cấm, bởi qua nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, chính lời đồng chí Bí thư Huyện ủy Phú Lộc - Hoàng Văn Giải khuyến cáo, không một ai tùy tiện khai phá, mọi người dân trong vùng phải chăm lo, bảo vệ rừng thông trên đèo Phước Tượng”. 

Những cây cổ thụ ở rừng Thanh Tân (Phong Sơn) bị đốn hạ thành khúc 2-3 mét

Chứng kiến khu rừng thông bị phá, chúng tôi thông tin với ông Lưu Bình Mỹ - Trưởng thôn Phước Tượng. Ông Mỹ lúc này đang ngồi nhâm nhi cà phê trong quán nhỏ ở bên chân núi Phước Tượng nói: “Tui không biết”. Khi liên lạc với Chủ tịch UBND xã Lộc Trì, Trần Xuân Diệu, vị này vẫn trong tâm trạng bình thản, chẳng sốt ruột: “Họ đang đốn hạ vài cây thông để giải phóng mặt bằng thi công đường vào hầm đường bộ Phước Tượng”. Thế nhưng, những gì diễn ra ở hiện trường không phải như lời Chủ tịch Diệu nói, bởi vị trí phá rừng thông đến điểm thi công đường vào hầm đèo Phước Tượng gần cả cây số. Tệ hơn, vụ phá rừng diễn ra suốt 3 ngày, lực lượng kiểm lâm ở địa bàn chẳng hay biết (!?). Khi biết thì chuyện đã rồi và kiểm lâm chỉ còn vào kiểm tra đo đạc diện tích rừng thiệt hại.

Vụ phá rừng thông trên núi Phước Tượng không phải là trường hợp cá biệt. Giữa tháng 8 vừa qua, ở thôn Thanh Tân, xã Phong Sơn, huyện Phong Điền đã diễn ra vụ phá rừng tương tự. Hàng loạt cây cổ thụ to lớn nằm phạm vi 156 ha đã giao cho cộng đồng thôn quản lý, bảo vệ từ năm 2011 đã bị lâm tặc tàn phá, cưa thành những súc gỗ dài 2-3m. Tại hiện trường, việc phá rừng diễn ra trong thời gian dài, lâm tặc đã mở đường, đưa xe vào vận chuyển gỗ nằm ngay bên cạnh những khu vực rừng trồng kinh tế, hàng ngày đông người dân ra vào, thế nhưng chẳng gặp phải sự trở ngại nào từ thôn, xã và lực lượng kiểm lâm. Điều đáng nói, từ vị trí khu rừng bị tàn phá theo một con đường chưa đến 2 cây số là trụ sở UBND xã và cách đó không xa là trạm kiểm lâm Phong Sơn, thuộc hạt kiểm lâm Phong Điền - lực lượng cùng ăn cùng ở với rừng vẫn không hay tỏ.

Tan hoang rừng thông núi Phước Tượng (Lộc Trì)

Ông Nguyễn Bá Nam, Phó Chủ tịch UBND xã Phong Sơn nói: “Thực trạng phá rừng ở thôn Thanh Tân là do một phần thiếu trách nhiệm của chính quyền địa phương. Chúng tôi sẽ phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý nghiêm những đối tượng vi phạm”. Còn ông Mai Chiến, Trưởng Hạt Kiểm lâm Phong Điền, thừa nhận: “Đây là bài học kinh nghiệm cho cá nhân tôi, người đứng đầu có trách nhiệm trong kiểm lâm Phong Điền và cũng như các anh em trong đơn vị. Riêng trạm kiểm lâm Phong Sơn, nơi đã xảy ra sự việc, chúng tôi kiểm điểm gắt gao các nhân viên đã để lâm tặc vào phá rừng”.

Để xảy ra tình trạng chặt phá rừng ở Phước Tượng, Lộc Trì hay ở Thanh Tân, Phong Sơn chủ yếu công tác quản lý, bảo vệ rừng của cộng đồng, chính quyền địa phương và đơn vị chức năng đã buông lỏng, thờ ơ và đùn đẩy trách nhiệm nhau. Mỗi đơn vị, cá nhân tự hỏi lâm tặc trong hai vụ phá rừng trên là ai, đối tượng nào đã hiên ngang, công khai như vậy? Câu trả lời đó là không khó. Trước thực tế này, ngoài việc mong các ngành, đơn vị chức năng phải sớm vào cuộc điều tra, xử lý nghiêm minh những đối tượng vi phạm; các đơn vị liên quan, xã, thôn và người dân địa phương cần xem lại chức trách, nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ rừng một cách có hiệu quả, bền vững nhất.

Khánh Quan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024

Sáng 14/4, tại Trường THCS Nguyễn Tri Phương, Ban Tổ chức Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tổ chức lễ khai mạc triển lãm và chấm thi Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh lần thứ XVII, năm 2024. Tham dự có ông Phan Ngọc Thọ, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy; lãnh đạo các sở, ngành cùng giáo viên, học sinh các đơn vị dự thi.

163 đề tài tham gia Cuộc thi Sáng tạo Thanh thiếu niên, Nhi đồng tỉnh năm 2024
Nâng hạng chỉ số DTI

Những năm qua, Thừa Thiên Huế luôn nằm trong tốp đầu về chỉ số chuyển đổi số. Song năm 2023, qua rà soát, trong Bộ chỉ số chuyển đổi số có nhiều nhóm tiêu chí không đạt bền vững, do vậy cần những giải pháp căn cơ để chuyển đổi số trở thành chìa khóa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Nâng hạng chỉ số DTI
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp
Return to top