ClockThứ Bảy, 03/01/2015 09:38

Bãi ngang sang trang

TTH - Những con đường dài, những ngôi chợ kiên cố và cả hệ thống kênh mương nội đồng được đầu tư đã làm thay đổi đời sống của người dân vùng bãi ngang ven biển sau nhiều năm thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu phục vụ sản xuất.

 

Giao thông thuận lợi, cuộc sống chuyển mình

 

Trở lại vùng bãi ngang ven biển, chúng tôi được chứng kiến sự đổi thay từng ngày của vùng đất nơi đây. Bà Nguyễn Thị Lài, ở xã Quảng Thái (Quảng Điền) kể: “Những con đường được bê tông hóa trước đây chỉ là niềm mơ ước của bà con. Ngày trước, ngư dân trúng vụ chưa kịp mừng đã phải lo chuyện tiêu thụ sản phẩm. Sau khi con đường dọc tuyến đầm phá dài hơn 2km hoàn thành, chúng tôi không còn phải gánh, gồng như trước, xe chạy vào tận nơi để vận chuyển hàng hóa”.

 

Nhân dân xã Phong Chương (Phong Điền) huy động sức dân cùng tham gia làm đường bê tông nông thôn

 

Một trong những công trình được người dân các xã bãi ngang đồng thuận hưởng ứng là xây dựng công trình thủy lợi. Những trận lũ lớn nhỏ hàng năm không còn đe dọa người dân. Không còn cảnh phải huy động hàng trăm nhân công để be đập ngăn nước phục vụ sản xuất; đến mùa mưa bão đập bị mưa lũ phá vỡ, đến vụ sản xuất sau lại phải be đập khác, tốn công sức, tiền bạc của người dân. Nhiều công trình thủy lợi được đầu tư để giúp dân chủ động nguồn nước tưới, giảm nguy cơ sạt lở, xói mòn. Ông Nguyễn Chiến, Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn (Quảng Điền) cho hay: “Từ khi chương trình đầu tư các công trình thủy lợi với chiều dài 2,7km, người dân đã chủ động tưới tiêu trong vụ hè thu, nhất là giảm đáng kể chi phí đầu tư, năng suất nâng cao. Năm 2014, lần đầu tiên người dân Quảng Ngạn thu hoạch lúa đạt năng suất 52 tạ/ ha, cao nhất từ trước đến nay”.

 

Giai đoạn 2016-2020, chương trình mục tiêu quốc gia hỗ trợ khoảng 250 tỷ đồng, bình quân mỗi năm 50 tỷ đồng để đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới và duy tu bảo dưỡng công trình tại 31 xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển, hải đảo. Phấn đấu mỗi năm giảm từ 1,5% đến 2% tỷ lệ hộ nghèo ở các xã bãi ngang, ven biển để đến năm 2020 tỷ lệ hộ nghèo còn dưới 5%.

Chương trình vùng bãi ngang làm thay đổi hẳn bộ mặt nông thôn các xã vùng ven biển và đầm phá của tỉnh. Không ít khu chợ ở các xã bãi ngang xuống cấp nghiêm trọng, tiểu thương buôn bán thường lấn chiếm lề đường, gây mất trật tự và xảy ra tai nạn giao thông. Trong số 30 chợ được đầu tư, nhiều chợ có quy mô, trở thành trung tâm thương mại sầm uất của vùng. Có dịp trở lại xã Điền Hải (Phong Điền), ấn tượng nhất với chúng tôi là chợ Điền Hải. Ngôi chợ này có vốn đầu tư trên 1,8 tỷ đồng từ chương trình bãi ngang và 900 triệu đồng huy động từ nguồn lực của địa phương. Khu chợ khang trang, thoáng đãng, thuận tiện trong lưu thông đã thu hút bà con ở các xã trong vùng, như: Phong Hải, Điền Môn, Điền Hòa, Quảng Công, Quảng Ngạn, Quảng Thái, Quảng Lợi… tham gia trao đổi hàng hóa ngày càng thuận tiện.

 

“Nhà nước đầu tư, Nhân dân chung sức”

 

Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo (gọi tắt là dự án 257), Thừa Thiên Huế có 31 xã được hỗ trợ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thiết yếu nhằm tạo điều kiện phát triển sản xuất, khai thác tiềm năng, lợi thế của vùng đất ven biển và hải đảo. Chỉ trong 4 năm (2011-2014), 172 công trình được Chính phủ đầu tư trên 145 tỷ đồng để xây dựng các kết cấu hạ tầng thiết yếu, như đường giao thông nông thôn, bờ bao chống triều cường, kè cống, các công trình cảng cá, chợ cá…

 

Chương trình bãi ngang ven biển phát huy sức mạnh cộng đồng khi người dân chủ động thống nhất chọn công trình và triển khai xây dựng phù hợp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội của địa phương. Từ khi thực hiện chương trình này, sức mạnh cộng đồng tại các xã có đầu tư đã phát huy với phương châm “Nhà nước đầu tư, Nhân dân chung sức”. Người dân tự nguyện hiến hàng nghìn m2 đất để làm đường, xây trường học và các địa phương đã huy động trên 5 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp để tu dưỡng 75 công trình ở các xã bãi ngang ven biển.

 

Ông Nguyễn Thanh Kiếm, Giám đốc Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cho biết: “Nhiều công trình dân sinh hoàn thành và đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người dân. Nhiều con đường dân sinh nối từ khu dân cư ra biển và chợ cá phục vụ nhu cầu đi lại, sinh hoạt, giúp dân giảm chi phí sản xuất, nâng cao giá thu mua sản phẩm. Song song với các nhóm chính sách, nhiều chương trình dự án đã tạo điều kiện cho bà con ven biển tiếp cận các dịch vụ xã hội, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo 1,5% - 1,7%/năm”.

 

Khai thác tiềm năng để phát triển sản xuất, tăng thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân là mục tiêu mà chương trình hỗ trợ đầu tư hạ tầng thiết yếu cho các xã bãi ngang ven biển hướng đến. Sau gần 10 năm triển khai, vùng bãi ngang ven biển đã chuyển mình. Những con đường bê tông hóa, nhựa hóa, những mô hình kinh tế hiệu quả và đằng sau đó là cả một nếp nghĩ mới, cách làm mới của những ngư dân biết vượt qua cái khó, cái nghèo.

Bài, ảnh: Huế Thu
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn

Công ty TNHH NN MTV Quản lý khai thác công trình thủy lợi tỉnh (Công ty Thủy lợi) vận hành hiệu quả các hệ thống thủy lợi, đê điều, điều phối nguồn nước và phối hợp các địa phương nạo vét các kênh mương, hồ chứa bị bồi lắng để khôi phục, tăng khả năng trữ nước phòng chống hạn mặn.

Điều tiết nước, nạo vét kênh mương ứng phó hạn mặn
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân

Từ nguồn vốn Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND), Hội Nông dân (HND) các cấp đã giải ngân, tổ chức nhiều dự án (DA) sinh kế mang lại hiệu quả thiết thực cho hội viên, nông dân (HVND).

Nhiều dự án sinh kế từ Quỹ Hỗ trợ nông dân
Return to top