ClockThứ Bảy, 10/08/2013 06:49

Bài toán việc làm cho nông dân bị thu hồi đất ở An Hoà

TTH - Với sự ra đời của cụm công nghiệp làng nghề An Hòa và các khu tái định cư, nhiều diện tích đất nông nghiệp phường An Hòa bị thu hẹp dần khiến việc chuyển đổi nghề cho nông dân ở đây thực sự là bài toán khó giải.
 
Nằm ở cửa ngõ phía Bắc thành phố Huế, An Hoà là phường có tốc độ đô thị hoá phát triển nhanh chóng. Để phục vụ triển khai xây dựng một số dự án, đến nay đã có gần 40 ha đất nông nghiệp phường An Hòa bị thu hồi. Trong đó, có 39 ha thuộc HTX nông nghiệp Tây An, 42 hộ nông dân mất 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Chỉ tính riêng cụm công nghiệp làng nghề An Hòa, sau 12 năm đi vào hoạt động đã có 25,5 ha đất nông nghiệp bị thu hồi. Để bố trí đất cho các doanh nghiệp, thành phố cũng vừa hoàn thành công trình hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp làng nghề An Hòa đợt 1, giai đoạn 9 ở các hạng mục: cấp thoát nước, giao thông và san nền với tổng mức đầu tư 9,7 tỷ đồng.
 
 
Nhiều lao động nữ ở An Hòa chuyển đổi được nghề nghiệp
 
Gần đây, nhiều hộ dân ở An Hòa chuyển đổi ngành nghề sang sản xuất vật liệu xây dựng, kinh doanh các dịch vụ. Ông Nguyễn Hữu Cường, Chủ tịch Hội Nông dân phường An Hòa cho biết: “Nhiệm vụ được Hội Nông dân phường chú trọng là vận động người dân chuyển đổi cơ cấu cây trồng phù hợp với nhu cầu thị trường, nâng cao giá trị cây trồng. Đến nay, người dân trong phường đã chuyển đổi 15 ha lúa sang trồng rau muống. Hiệu quả thấy rõ, mỗi ha rau muống cho thu nhập gấp 4 – 6 lần trồng lúa. Riêng đối với 170 ha lúa, phường cũng chỉ đạo người dân chọn giống lúa cấp 1 và các loại giống lúa mới có năng suất, giá trị cao. HTX Nông nghiệp Tây An cũng trích vốn tích lũy cho các xã viên vay để đầu tư thêm vào nghề trồng cây cảnh như: hoa phong lan, hoa cúc, mai... Từ nghề này, có những xã viên khá lên trông thấy, trong đó có cả người còn sắm được cả ô tô.”
 
Bên cạnh những hộ dân đã chuyển đổi được ngành nghề, hiện trên địa bàn vẫn còn nhiều nông dân, lao động gặp nan giải trong giải quyết việc làm, ảnh hưởng đến đời sống và thu nhập của người dân. Gia đình ông Võ Cần, ở tổ 4, khu vực 2, phường An Hòa có diện tích đất sản xuất nông nghiệp hơn 3.200m2, mỗi năm làm hai vụ lúa để cung cấp lương thực cho gia đình cả năm. Thế nhưng, từ năm 1998, khi có chủ trương quy hoạch của tỉnh và thành phố về xây dựng cụm công nghiệp, khu tái định cư thì gia đình ông Cần bị thu hồi 1.300m2, chiếm gần 50% diện tích buộc ông phải chuyển đổi sang nghề thợ nề để sinh sống. Đối với ông Cần, chuyển đổi sang ngành nghề khác là chuyện không dễ dàng. Phải mất khá nhiều thời gian ông mới làm quen lại với nghề thợ nề, rồi đến vấn đề tìm việc làm hàng ngày.
 
Một trong những giải pháp để giải quyết tốt bài toán nghề cho nông dân mất đất sản xuất là tập trung phát triển kinh tế tư nhân để tạo việc làm, hỗ trợ lao động nông thôn vay vốn, hỗ trợ chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, phát triển nghề truyền thống. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề hiện vẫn được áp dụng chủ yếu bằng hình thức chi trả tiền trực tiếp hoặc thông qua các trường đào tạo. Do đó, chưa giải quyết được vấn đề cơ bản là bảo đảm cho đại đa số nông dân có đất bị thu hồi tiếp tục có việc làm để ổn định đời sống. Cơ chế chính sách tổng thể để hỗ trợ đào tạo nghề và chuyển nghề cho những người có đất bị thu hồi chưa sát thực tế. Việc đào tạo chuyển nghề và giải quyết việc làm cho lao động; nhất là lao động phổ thông sau giải phóng mặt bằng chưa thực hiện tốt.
 
An Hòa hiện có hơn 3.000 lao động nông nghiệp và phi nông nghiệp, trong đó chủ yếu tập trung ở HTX nông nghiệp Tây An với 2.400 lao động. Bình quân mỗi năm An Hòa chỉ  đào tạo một số nghề như: dệt may, kim hoàn, nghề mộc dân dụng cho từ 30-40 trường hợp là con em lao động trên địa bàn. Việc tuyển dụng, sử dụng lao động bị thu hồi đất nông nghiệp phục vụ các dự án rất thấp, nhất là lực lượng lao động trên 40 tuổi. Đây là độ tuổi quá muộn để đi học nghề và cũng quá sớm để nghỉ ngơi. Trong khi đó, hầu hết các doanh nghiệp đều ưu tiên tiếp nhận lao động trẻ, vừa có sức khỏe vừa dễ đào tạo. Để thích nghi với quá trình đô thị hóa hiện nay, cần tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền địa phương với các ngành liên quan để vận động con em và lao động tham gia các lớp đào tạo nghề.
Bài, ảnh: Hoài Phong
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long

Nhân Kỷ niệm 78 năm Ngày truyền thống lực lượng Tham mưu, An ninh nội địa Công an Nhân dân (18/4/1946 - 18/4/2024), Đoàn Thanh niên Phòng Tham mưu, Đoàn Thanh niên Phòng An ninh nội địa Công an tỉnh cùng phối hợp tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa hướng về cơ sở.

Hỗ trợ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại bản Hạ Long
Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền

Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Quảng Điền phối hợp Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế và Ủy ban MTTQ Việt Nam xã Quảng Phú tổ chức khởi công nhà tình thương cho bà Nguyễn Thị Mong ở thôn Phú Lễ, xã Quảng Phú.

Khởi công xây nhà cho hộ nghèo ở Quảng Điền
Huy động nguồn lực xóa nhà tạm

Sáng 13/4, tại huyện Đà Bắc, tỉnh Hoà Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Trung ương đã phát động phong trào thi đua cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn cả nước trong năm 2025 (phong trào).

Huy động nguồn lực xóa nhà tạm
Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

Sáng 5/4, Huyện ủy Quảng Điền tổ chức hội nghị nhằm tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình số 12 gắn với sơ kết 5 năm thực hiện Chương trình hành động số 20 của Huyện ủy về tiếp tực thực hiện Nghị quyết số 25 của Trung ương về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới.

Đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận

TIN MỚI

Return to top