ClockThứ Sáu, 24/06/2016 14:20

Bám địa bàn, sẵn sàng dập dịch gia súc, gia cầm

TTH - Tại buổi làm việc mới đây, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính yêu cầu UBND huyện Phong Điền tiếp tục tăng cường rà soát, việc tiêm phòng cho gia súc, gia cầm, nhất là phòng chống dịch bệnh tai xanh ở các xã vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Trị.

Bà Nguyễn Thị Xê, thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa vệ sinh chuồng trại cho đàn heo gia đình

Chủ động

Ông Trần Đình Phát, thôn Trạch Phổ, xã Phong Hòa cho biết, gia đình ông nuôi 5 con heo nái và 11 heo con (trước đó ông đã xuất chuồng 1 đàn heo thịt). Để phòng, chống dịch bệnh, gia đình ông đã tiêm phòng cho đàn heo con đúng định kỳ với loại vắc xin Ecoli (phòng bệnh phù đầu, tiêu chảy). Khi dịch bệnh heo tai xanh bùng phát tại tỉnh Quảng Trị, giáp ranh với xã Phong Hòa nên gia đình ông đã sớm chủ động tiêm phòng cho đàn heo nái khi chưa mang thai. Hiện nay, gia đình đã tiêm đủ các liều vắc xin cho đàn heo phòng, chống các loại bệnh tai xanh, tam liên (tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn); phun hóa chất khử trùng tiêu độc cho chuồng trại 1 tuần 1 lần và vệ sinh chuồng trại hàng ngày.

Là vùng giáp ranh với các ổ dịch, Phong Điền đang chủ động trong công tác phòng, chống, nhằm hạn chế tối đa thiệt hại cho người nuôi. UBND huyện Phong Điền đã chỉ đạo các ban ngành liên quan và các xã trên địa bàn đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động và hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi, các chủ trang trại chủ động thực hiện các biện pháp để chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho đàn gia súc, gia cầm. Trong đó, 16 xã, thị trấn trên địa bàn huyện Phong Điền đã thành lập 21 tổ tiêu độc; mỗi tổ có từ 2 đến 3 thành viên. Quá trình triển khai tiêu độc có sự hướng dẫn của cán bộ thú y.

Tiếp tục giám sát dịch bệnh

Toàn huyện đã phun 1048 lít hóa chất cấp phát để khử trùng tiêu độc tại 23 trại lợn và 31 hộ chăn nuôi vịt chạy đồng, 12.000 hộ chăn nuôi, 6 cơ sở ấp trứng, 19 chợ, 15 lò giết mổ tập trung và riêng lẻ. Tổ chức tiêm phòng vắc xin cho heo với 13.930 liều phòng các bệnh tai xanh, tả, tụ huyết trùng và phó thương hàn; 8.325 liều lở mồm long móng cho trâu, bò và 4.875 liều lở mồm long móng cho đàn lợn nái.

Ông Lê Văn Minh, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Phong Điền nhận định: “Với thời tiết nắng nóng và dịch bệnh bùng phát ở các tỉnh lân cận như hiện nay sẽ làm đàn gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện dễ phát bệnh và lây lan trên diện rộng, nếu không phòng chống tốt, kiểm soát chặt. Hiện nay, trạm đang phối hợp với các xã để tiếp tục vận động, tuyên truyền và hướng dẫn các hộ gia đình chăn nuôi, các chủ trang trại chủ động thực hiện các biện pháp chăm sóc, phòng ngừa dịch bệnh cho gia súc, gia cầm; vệ sinh môi trường, khử trùng tiêu độc chuồng nuôi, tiếp tục tiêm phòng các loại vắc xin cho đàn gia súc, gia cầm. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát việc giết mổ, vận chuyển gia súc, gia cầm; nhất là từ phía Bắc vào địa bàn; đồng thời giám sát phát hiện dịch bệnh sớm, nhất là đối với dịch bệnh heo tai xanh để có biện pháp kịp thời xử lý, dập bệnh, tránh lây lan ra diện rộng.

Làm việc với UBND huyện Phong Điền vào đầu tháng 6, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Khắc Đính ghi nhận nỗ lực và đánh giá cao công tác triển khai phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm trên địa bàn huyện Phong Điền thời gian qua. Phó Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu UBND huyện Phong Điền và các ban ngành liên quan không được chủ quan, tiếp tục tăng cường rà soát việc tiêm phòng gia súc, gia cầm: nhất là phòng chống dịch bệnh tai xanh ở các xã vùng giáp ranh với tỉnh Quảng Trị. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phát hành tờ rơi về phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm đến các hộ gia đình chăn nuôi, các chủ trang trại. Lực lượng thú y tỉnh và huyện cần tăng cường và phân công cán bộ thú y về địa bàn để kịp thời xử lý có hiệu quả khi xảy ra dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhằm giảm thiệt hại cho người chăn nuôi.

Bài và ảnh: Hải Huế

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm

Các biện pháp phòng, chống được triển khai đồng bộ, có hiệu quả nên đến thời điểm này, dịch bệnh trên đàn gia súc, gia cầm (GSGC) chưa xảy ra. Tuy nhiên, trên địa bàn tỉnh vẫn tiềm ẩn nhiều nguy cơ lây nhiễm, tái bùng phát dịch bệnh GSGC.

Ứng phó nguy cơ dịch bệnh gia súc, gia cầm
Nhiều nguy cơ dịch cúm gia cầm

Các chuyên gia y tế cảnh báo, dịch cúm A(H5N1) có thể xảy ra bất cứ lúc nào khi tình trạng người dân đang còn chủ quan trong chăn nuôi, chế biến sản phẩm gia cầm và săn bắt chim hoang dã còn khá phổ biến.

Nhiều nguy cơ dịch cúm gia cầm
Không chủ quan với rét đậm, rét hại

Dự báo đợt rét đậm, rét hại có thể kéo dài “xuyên tết”, mấy ngày nay lực lượng cán bộ chăn nuôi-thú y đến tận cơ sở, hướng dẫn người dân chủ động bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm (GSGC) nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm cho dịp Tết Cổ truyền.

Không chủ quan với rét đậm, rét hại
An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết

Mặc dù các loại dịch bệnh như lở mồm long móng, dịch tả lợn châu Phi… được khống chế, nhưng ngành chăn nuôi và thú y (CN&TY) không chủ quan và luôn chủ động kiểm soát, phòng ngừa dịch bệnh nhằm đảm bảo nguồn thực phẩm gia súc, gia cầm (GSGC) trong dịp tết.

An toàn gia súc, gia cầm trong dịp tết
Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực

Các nhà khoa học thuộc Cơ quan và Sức khỏe Động vật và Thực vật Anh (APHA) hôm nay (11/1) xác nhận cúm gia cầm đã lần đầu tiên xâm nhập vào quần thể động vật có vú ở cận Nam Cực, gióng lên hồi chuông cảnh báo đối với các nhà bảo tồn về nguy cơ bùng phát căn bệnh rất dễ lây lan này.

Cúm gia cầm lần đầu tiên được tìm thấy ở động vật có vú gần Nam Cực

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top