ClockThứ Ba, 26/01/2021 17:56

Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật 10 tổ chức Đảng trong nhiệm kỳ khóa XII

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: “Nhiệm kỳ vừa qua đã lập 36 đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư làm trưởng đoàn, kiểm tra đối với 110 tổ chức Đảng trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng.

Hơn 500 phóng viên trong, ngoài nước tác nghiệp phiên khai mạc Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIIIToàn văn Diễn văn khai mạc của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Đại hội XIII của ĐảngTiếp tục đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn ĐảngKhai mạc Đại hội XIII: Nhiều vấn đề mới, nổi bật trong định hướng phát triển đất nướcTâm huyết gửi Đại hội

Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII do ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư trình bày tại phiên khai mạc Đại hội XIII sáng nay 26/1 nêu rõ, trong nhiệm kỳ qua, Ban chấp hành trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lãnh đảm bảo sự lãnh đạo toàn diện có trọng tâm, trọng điểm và giải quyết kịp thời nhiều vấn đề hệ trọng phức tạp, phát sinh. Và bài học được rút ra là công tác  chỉ đạo phải quyết tâm cao, nỗ lực lớn và hành động phải quyết liệt.

Ông Trần Quốc Vượng nêu rõ: Trên cơ sở chương trình làm việc toàn khóa của Ban Chấp hành Trung ương khóa XII, bám sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã lựa chọn kỹ những nội dung để xây dựng chương trình làm việc hàng năm, bảo đảm sự lãnh đạo toàn diện có trọng tâm, trọng điểm và giải quyết kịp thời nhiều vấn đề hệ trọng phức tạp, phát sinh nhất là quốc phòng, an ninh đối ngoại và kinh tế; chỉ đạo chuẩn bị tốt chu đáo các đề án báo cáo trình Trung ương.

Ông Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư.

Về lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội đã ban hành nhiều nghị quyết quan trọng mang tầm chiến lược về kinh tế xã hội như: Cơ cấu lại ngân sách nhà nước, nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác, sử dụng và phát huy các nguồn lực của nền kinh tế, phát triển công nghiệp, phát triển du lịch, phát triển năng lượng, tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, chuẩn bị hoàn thiện các đề án trình Trung ương cho ý kiến về định hướng kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội, dự toán ngân sách nhà nước hàng năm, đề ra những chủ trương giải pháp để giữ vững ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, nâng cao năng lực nội tại và tính tự chủ của nền kinh tế, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tạo chuyển biến thực chất hơn trong việc thực hiện các đột phá chiến lược và cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; nâng cao chất lượng năng suất, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Trước diễn biến phức tạp bất thường của thiên tai dịch bệnh, đặc biệt là đại dịch Covid-19, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời có chủ trương giải pháp xử lý cụ thể hiệu quả, phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị của toàn dân và toàn quân trong phòng, chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh vừa duy trì tăng trưởng kinh tế và kết quả đạt được đã góp phần nâng cao niềm tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước và uy tín, vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế.

Báo cáo do ông Trần Quốc Vượng trình bày cũng khẳng định, triển khai đồng bộ toàn diện bài bản công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trọng tâm là kiên quyết, kiên trì thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI và khóa XII gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; ban hành quy định về kiểm điểm, đánh giá xếp loại chất lượng hàng năm đối với tập thể, cá nhân trong hệ thống chính trị; chỉ đạo tổ chức kiểm điểm tự phê bình và phê bình hàng năm; thực hiện các quy định về nêu gương của cán bộ, đảng viên với tinh thần khẩn trương, nghiêm túc, chủ động, có trọng tâm, trọng điểm siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong công tác cán bộ.

Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh: “Nhiệm kỳ vừa qua đã lập 36 Đoàn kiểm tra do các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Bí thư làm Trưởng đoàn, kiểm tra đối với 110 tổ chức Đảng trong việc chấp hành Điều lệ Đảng, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng, xem xét thi hành kỷ luật 10 tổ chức Đảng, 52 cán bộ đảng viên vi phạm, trong đó có những đồng chí giữ cương vị cao của Đảng và Nhà nước, lãnh đạo chủ chốt của địa phương, đơn vị, sĩ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang, một số trường hợp phải xử lý về hình sự bảo đảm công minh công khai thấu tình đạt lý. Nhiều vụ việc khó, phức tạp, nhạy cảm, dư luận quan tâm, đơn thư khiếu nại, tố cáo liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành, nhiều địa phương, cán bộ thuộc diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý đã được xem xét kết luận và xử lý nghiêm minh dứt điểm”.

Bên cạnh đó, trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, Ban Chấp hành Trung ương khóa XII cũng đã ban hành nhiều Nghị quyết, Chỉ thị, quy định về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, từng bước hoàn thiện thể chế về quản lý kinh tế xã hội để phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Trong báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Chấp hành trung ương khóa XII, ông Trần Quốc Vượng cũng thẳng thắn nhìn nhận những khuyết điểm, hạn chế trong lãnh đạo như việc triển khai một số dự án trọng điểm quốc gia chưa đạt yêu cầu. Lãnh đạo thực hiện chủ trương phát triển kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường ở nhiều nơi còn bất cập. Lãnh đạo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội ở một số địa phương chưa được quan tâm đúng mức, lãnh đạo, chỉ đạo, xử lý, khắc phục những tồn đọng kéo dài nhiều năm còn chậm, gặp nhiều khó khăn, vướng mắc về pháp lý. Cơ chế, chính sách chỉ đạo việc giải ngân vốn đầu tư công triển khai các dự án Luật gắn với đổi mới cổ phần hóa sắp xếp, nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước còn chậm và chưa đạt hiệu quả cao…

Từ những hạn chế nêu trên, ông Trần Quốc Vượng nêu ra những bài học kinh nghiệm, trong đó nhấn mạnh: “Lãnh đạo phải toàn diện nhưng phải có quyết tâm, trọng tâm, trọng điểm.  Trong chỉ đạo phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, năng động, sáng tạo, nhạy bén, tích cực, luôn theo dõi diễn biến tình hình thế giới, kịp thời tổng kết thực tiễn, phát triển lý luận vững vàng, bản lĩnh đổi mới sáng tạo, đấu tranh với các quan điểm sai trái thù địch chống bảo thủ, trì trệ. Nâng cao khả năng dự báo phát hiện những diễn biến mới, những vấn đề phát sinh để kịp thời đề ra chủ trương, biện pháp, cách đi và cách làm phù hợp…".

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TIN MỚI

Return to top