ClockChủ Nhật, 17/04/2022 06:50

Bàn đảo bếp - điểm nhấn cho không gian bếp đẹp và thoáng

TTH - Bàn đảo bếp - có thể với một số người là cụm từ mới, chưa từng nghe qua, song với dân kiến trúc, hoặc những chủ nhà có gu hiện đại, thiết kế này không còn xa lạ, nhất là với những người yêu thích không gian bếp mở.

Hoa cổng nhàCây xanh trong vườn nhà

Theo Hội Kiến trúc sư (KTS) tỉnh, dù ở những thành phố lớn đã xuất hiện khá lâu, song trên địa bàn thành phố khoảng từ 5-7 năm trở lại đây, người dân bắt đầu biết đến bàn đảo bếp và lựa chọn đưa vào thiết kế, sử dụng trong không gian bếp.

“Bàn đảo bếp hiểu nôm na là bàn trung gian giữa bếp và bàn ăn, được thiết kế độc lập, tách biệt để tạo điểm nhấn cho không gian bếp. Tùy theo nhu cầu sử dụng mà bàn đảo bếp có công năng khác nhau. Có người sử dụng như quầy bar, có người chọn làm nơi sinh hoạt, ăn uống của gia đình hoặc để trưng bày các món ăn trước khi qua sơ chế; hoặc nơi vừa tiếp khách, vừa ăn uống trò chuyện, vừa ăn vừa cùng nấu nướng thức ăn… Chung quy lại vẫn là đẹp và tiện lợi nhất cho người sử dụng”. KTS. Trần Minh Đức, chuyên thiết kế nội thất cho các công trình dân dụng trên địa bàn chia sẻ.

Thế nên, khi lựa chọn phương án đầu tư bàn đảo bếp, đa số chủ đầu tư đều là những người trẻ, yêu thích sự trẻ trung, hiện đại. Tất nhiên, đi kèm với đó phải có kinh phí phù hợp, nhưng quan trọng vẫn là không gian thoáng, rộng. Nếu không sẽ không đảm bảo các khoảng cách giữa bàn đảo bếp với lối đi chung, giữa bếp với bàn đảo và bàn ăn. Cũng theo Hội KTS tỉnh, chiều cao lý tưởng của bàn đảo bếp tầm từ 80cm - 1m. Chiều sâu hợp lý nhất của bàn đảo bếp khoảng 50cm; mặt đá sâu khoảng 60cm. Riêng khoảng cách giữa bếp và bàn đảo tối thiểu phải đạt tầm 1m, nếu muốn thoáng rộng một chút phải đạt 1,5m.

Cũng vì lý do này nên khi đầu tư căn nhà, chúng tôi dù đã tính đến phương án bàn đảo bếp nhưng do không đảm bảo các thông số, nghĩa là không gian không đủ rộng nên đành hủy, dù đây là phương án tôi rất yêu thích.

Bàn đảo bếp - điểm nhấn cho không gian bếp thêm sang trọng 

Sở thích này của tôi có lẽ bắt nguồn từ các bộ phim nước ngoài. Tôi đặc biệt thích không khí cả nhà cùng vào bếp, chế biến món ăn và chỉ một cái xoay lưng là có thể cùng ngồi ăn và trò chuyện. Tôi thích không gian mà ở đó ai cũng có thể là đầu bếp, cũng có thể là người phục vụ hoặc người thưởng thức. Với tôi, đó là cách thể hiện sự bình đẳng, tôn trọng và yêu thương giữa các thành viên trong gia đình. Chỉ tiếc là không gian không đủ rộng, nhưng bù lại chúng tôi cũng chọn thiết kế bàn ăn gần bếp, để làm sao cho việc nấu nướng, ăn uống của gia đình được thuận tiện nhất.

Tôi cũng có may mắn là có vài người bạn, khi xây nhà họ đầu tư bàn đảo bếp nên mỗi lần đến chơi, kiểu gì chúng tôi cũng được mời ăn uống, trò chuyện ở đó. Điều thú vị là con cái của chúng tôi cũng rất thích không gian này. Và nếu chúng có chạy nhảy quanh nhà thì từ vị trí này cũng rất dễ quan sát.

Tiện hơn nữa là bởi trên mỗi bàn đảo bếp vừa có bồn rửa, vừa có bếp để hâm nóng thức ăn nên vừa trò chuyện, vừa ăn chúng tôi cũng giúp được gia chủ nấu nướng, dọn dẹp mà không bỏ lỡ những câu chuyện thú vị. Thế nên, với chúng tôi, bàn đảo bếp luôn là không gian được lựa chọn cho những cuộc gặp thân mật, ấm cúng.

Nếu nhà bạn có không gian, nên đầu tư cho hạng mục này. Tôi tin là tổ ấm của bạn sẽ có thêm lý do để níu chân các thành viên quay về.

Bài, ảnh: HỒNG TÂM

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực

Mới đây, một sự kiện thu hút sự quan tâm của những ai yêu ẩm thực chính là lễ hội phở vừa được tổ chức tại Nam Định, từ 15-17/3. Một festival khiến chúng ta nghĩ đến bún bò của Huế - một đặc sản ẩm thực nổi tiếng có lẽ không kém phở.

Điểm nhấn cho “bức tranh” ẩm thực
Nhà mới với vật liệu cũ

Theo đuổi xu hướng hoài cổ, nhiều người trưng dụng vật liệu cũ để xây dựng, làm lại căn nhà mới. Nếu biết cách sử dụng, thì cũ mà vẫn đẹp, không hề lạc hậu, cũ mà vẫn bền và cũ mà... mới.

Nhà mới với vật liệu cũ
Cá nhân hóa không gian sống

Cá nhân hóa kiến trúc nhà ở là một phương pháp thiết kế và thi công xây dựng nhà ở nhằm tạo ra một không gian phục vụ đúng nhu cầu có tính cá nhân hóa. Ở đó, gia chủ cảm thấy thoải mái và hạnh phúc vì các không gian đúng gu thẩm mỹ và đáp ứng thói quen sinh hoạt của mình và gia đình.

Cá nhân hóa không gian sống
“Pachome” - Nhà phố trên đồi

“Pachome” là tên gọi của một dự án nhà ở gia đình trên khu đất phân lô vùng đồi, thuộc phường Thủy Xuân - TP. Huế. Khu đất với mặt chính hướng đông nam là một thuận lợi để đón gió và tránh được nắng gắt, có nền nhiệt mát mẻ, cùng hướng nhìn đẹp với khung cảnh đồi núi, rừng thông...

“Pachome” -  Nhà phố trên đồi
Quen mà lạ với dây thừng trang trí

Những cây cảnh luôn góp phần quan trọng trong việc trang trí không gian sống, giúp tổ ấm của chúng ta thêm ấn tượng cũng như mang lại cảm giác thoải mái, thư giãn sau những giờ làm việc căng thẳng. Và những chậu cây đó sẽ đẹp mắt hơn, mới lạ hơn khi được trang trí bằng dây thừng.

Quen mà lạ với dây thừng trang trí

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top