ClockThứ Hai, 29/07/2019 14:54

Bán đảo Scandinavia đối diện với mùa hè nóng kỷ lục

TTH.VN - Một đợt nắng nóng gây ra bởi khối không khí có nhiệt độ cao kỷ lục di chuyển từ Đức lên các nước Bắc Âu. Vì thế, các nhà khoa học đang cảnh báo về khả năng băng sẽ tan nhanh hơn ở Greenland.

Australia ghi nhận 200 đợt nắng nóng kỷ lục trong mùa hèNắng nóng khủng khiếp tại Bulgari, Romania, Hy LạpẤn Độ nắng nóng nghiêm trọng, hàng chục người thiệt mạng

Dải băng lớn thứ 2 của thế giới tại Greenland đang tan nhanh hơn. Nguồn: DW

Người dân bán đảo Scandinavia đang phải đối mặt với nhiệt độ nóng bất thường trong một đợt ảnh hưởng của khối nhiệt di chuyển từ phía nam lên. Tại Na Uy, nhiệt độ có thể bằng mức kỷ lục nắng nóng năm 1970 là 35,6 độ C (96 độ F) được đo tại thị trấn Laksfors.

Khu vực phía bắc xa xôi của Thụy Điển lại trải qua một thời kỳ nóng nhất trong nhiều thập kỷ, với nhiệt độ ghi được tại thị trấn Markusvinsa là 34,8 độ C, phá vỡ kỷ lục từ năm 1945.

Cảnh báo nền nhiệt cao đã được chính quyền phát ra ở các nước Thụy Điển, Na Uy và Phần Lan. Ở Phần Lan, cảnh sát thậm chí còn phải cảnh báo những người lái xe phải đặc biệt cẩn thận với những con nai sừng tấm khát nước có thể đột ngột băng qua đường để tìm nước.

“Đêm nhiệt đới”

Viện Khí tượng Na Uy cho biết 20 địa điểm khác nhau ở miền nam Na Uy đã trải qua những “đêm nhiệt đới”, với nhiệt độ duy trì trên 20 độ C suốt đêm.

Cơ quan này cho biết vẫn cần phải “kiểm tra lại” phương pháp đo nhiệt ở Laksfors vì nó có thể bằng với kỷ lục nhiệt độ trước đó được đo ở Nesbyen vào năm 1970.

Băng của Greenland đang lâm nguy

Khi sóng nhiệt di chuyển lên phía bắc, các nhà khoa học khí hậu đã cảnh báo về khả năng tan chảy nhanh chóng của dải băng lớn thứ hai thế giới ở Greenland. Các nhà khoa học ước tính rằng nếu toàn bộ khối băng này tan, mực nước biển có thể dâng cao khoảng 6 mét (20 feet).

Tổ chức Khí tượng Thế giới cho biết tình hình băng tan có thể đạt đến mức kỷ lục của năm 2012.

Các nhà khoa học khí hậu giải thích rằng sự gia tăng nhiệt độ bất thường là một dấu hiệu bổ sung của sự nóng lên toàn cầu do con người gây ra thông qua việc phát thải các khí nhà kính như carbon dioxide và metan.

Anh Tuấn (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần

Theo Hãng Thông tấn The Straits Times ngày hôm nay (29/3), hai tổ chức nhân đạo hàng đầu thế giới vừa lên tiếng cảnh báo, nắng nóng khắc nghiệt là một trong những vấn đề gây nguy hiểm nhất do biến đổi khí hậu; mặc dù vậy, vấn đề này ít được quan tâm hơn so với các tác động dây chuyền khác, chẳng hạn như bão và lũ lụt.

Các tổ chức nhân đạo cảnh báo về nắng nóng khi mùa hè đến gần
El Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023

Liên hợp quốc (LHQ) ngày 12/1 cảnh báo do ảnh hưởng của hiện tượng khí hậu El Nino, nhiệt độ trung bình trong năm 2024 có thể cao hơn so với mức kỷ lục năm 2023, qua đó kêu gọi cộng đồng quốc tế cắt giảm mạnh mẽ lượng khí thải để chống biến đổi khí hậu.

El Nino có thể khiến nhiệt độ tăng cao hơn mức kỷ lục của năm 2023
Từ ngày 3/1, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C

Do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường, ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ từ ngày 3/1 trời chuyển rét. Trong đợt rét này nhiệt độ thấp nhất ở Bắc Bộ và Thanh Hóa, Nghệ An phổ biến 15-18 độ C, riêng khu vực vùng núi Bắc Bộ 12-14 độ C, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C.

Từ ngày 3 1, Bắc Bộ chuyển rét, vùng núi cao có nơi dưới 8 độ C
2023 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử

Năm 2023 được nhận định sẽ là năm nóng nhất trong lịch sử ghi nhận, sau khi tháng 11 “nóng bất thường” trở thành tháng thứ 6 liên tiếp có nhiệt độ cao phá kỷ lục, qua đó càng gây thêm áp lực lên cuộc đàm phán COP28 để thúc đẩy hành động về chống biến đổi khí hậu.

2023 là năm nóng kỷ lục trong lịch sử
Return to top