Bán đảo Triều Tiên đã “hạ nhiệt”
TTH - Những tuần gần đây, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên tăng cao đáng kể, khi hai miền liên tục nã pháo về phía nhau kèm theo những tuyên bố cứng rắn, đẩy hai nước rơi vào tình trạng “bên miệng hố chiến tranh”.
Nguyên nhân do đâu?
Căng thẳng bắt nguồn từ sự việc ngày 4/8, khi một nhóm binh sĩ Hàn Quốc trong lúc thực hiện nhiệm vụ do thám thường kỳ tại tỉnh Gyeonggi, trên khu vực phía Nam Khu phi quân sự (DMZ) vấp phải mìn. Vụ nổ khiến 2 trong số 8 binh sĩ này phải cắt bỏ chân. Hàn Quốc cáo buộc trách nhiệm cho Triều Tiên, và lập tức triển khai hàng ngàn chiếc loa công suất lớn tuyên truyền về phía Bắc Triều. Trong khi đó, Bình Nhưỡng một mực bác bỏ.
![]() |
Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin (phải) và quan chức quân sự cấp cao Triều Tiên Hwang Pyong-so sau cuộc đàm phán tại Panmunjom. Ảnh: Yonhap |
Nguyên nhân thứ hai là 4 cuộc tập trận của Hàn Quốc tại khu vực cách biên giới Triều Tiên khoảng 30km về phía Nam, với tuyên bố sẽ tiến hành bắn đạn thật và sử dụng vũ khí hạng nặng nhằm phản ứng lại vụ nổ mìn nói trên. Các cuộc tập trận bắt đầu vào ngày 12/8 và dự kiến kéo dài đến cuối tháng 8/2015. Ngoài 4 cuộc tập trận này còn có cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn thường niên với tên gọi “Ulchi Tự do” kéo dài 2 tuần, bắt đầu từ ngày 17/8.
Phản ứng trước những động thái trên, Triều Tiên ngày 20/8 đã có đợt pháo kích nhằm vào một đơn vị quân đội ở Hàn Quốc ở khu vực biên giới phía Tây giữa hai miền. Tổng thống Hàn Quốc Park Geun-hye đã lệnh cho quân đội đáp trả Triều Tiên, đồng thời duy trì tình trạng “sẵn sàng chiến đấu” trong bối cảnh căng thẳng leo thang trên bán đảo.
Tờ báo Anh Telegraph đưa tin, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un đã lệnh cho binh sĩ nước này sẵn sàng trong tình trạng chiến tranh từ lúc 12h16 ngày 21/8, nhằm đáp trả căng thẳng leo thang. Đồng thời đề ra tối hậu thư với thời hạn chót vào 17h00 ngày 22/8 (15h00 giờ Hà Nội) để Seoul chấm dứt các chương trình phát thanh tuyên truyền chống Triều Tiên dọc DMZ, cùng với cảnh báo sẽ có các hành động đáp trả quân sự.
Đàm phán nước rút
Vào giờ chót của tối hậu thư, hai bên đi đến thống nhất sẽ có cuộc đàm phán cấp cao nhằm tìm giải pháp hạ nhiệt căng thẳng vào lúc 18h00 giờ Bình Nhưỡng (16h00 giờ Hà Nội) ngày 22/8 tại làng đình chiến Panmunjom trên biên giới chung hai nước.
Trong tiến trình đàm phán, Tổng thống Hàn Quốc yêu cầu Triều Tiên phải xin lỗi, nhưng Triều Tiên phủ nhận mọi liên quan đến vụ nổ mìn gần đây. Các nhà phân tích cho rằng, nước này sẽ không bao giờ chấp nhận yêu cầu xin lỗi của Hàn Quốc. Vì thế, tuy đàm phán nhưng các bên đều điều động quân và suốt 10 giờ đầu tiên, cuộc đàm phán vẫn chưa tìm được lối thoát.
Tờ AP dẫn lời Tổng thống Hàn Quốc phát biểu trong cuộc gặp với các phụ tá cấp cao trong nội các, “chúng tôi cần một lời xin lỗi rõ ràng, cũng như các biện pháp để ngăn sự gây hấn và tình hình căng thẳng như vậy có thể lặp lại. Nếu không, chính phủ Hàn Quốc sẽ có các biện pháp thích hợp và tiếp tục chương trình phát thanh”.
“Điều khó khăn nhất là hai bên còn chưa thống nhất về bản chất vấn đề dẫn đến căng thẳng”, ông Steve Evans, phóng viên BBC thường trú tại Hàn Quốc cho biết.
Trong khi đó, hãng tin Yonhap của Hàn Quốc dẫn nguồn tin quân sự cho biết, Triều Tiên đã triển khai các tàu đổ bộ chuyên chở lực lượng đặc nhiệm tới khu vực tiền tuyến. Khoảng 10 tàu đổ bộ đệm không khí rời căn cứ ở Cholsan và tới căn cứ hải quân cách giới tuyến phía bắc ở Hoàng Hải 60km. Nguồn tin này cho biết thêm, “kể từ khi Triều Tiên tuyên bố tình trạng nửa thời chiến, các thiết bị và lực lượng đổ bộ của họ đã được điều động một cách tích cực”.
Trong cùng diễn biến, tờ AP đưa tin, ngay sau khi nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un ban bố tình trạng chiến tranh, có hơn 1 triệu thanh niên đăng ký nhập ngũ hoặc tái nhập ngũ, 50 tàu ngầm xuất phát đến vị trí tấn công cùng hàng ngàn quân, xe tăng và pháo kích áp sát biên giới.
Hàn Quốc cũng không chịu thế bất lợi khi dự kiến cho Mỹ triển khai máy bay B-52 để sẵn sàng phủ đầu Triều Tiên.
Đạt được thỏa thuận
Rạng sáng ngày 25/8, các quan chức cấp cao của liên Triều cuối cùng đã đạt được thỏa thuận sau 3 ngày đàm phán gay cấn.
Giới chức Triều Tiên tuyên bố, họ lấy làm tiếc về vụ nổ mìn khiến 2 binh sĩ Hàn Quốc bị thương và hứa hẹn những hành động khiêu khích sẽ không tái diễn, Yonhap dẫn lời Cố vấn An ninh Quốc gia Hàn Quốc Kim Kwan-jin cho biết. Ông Kim miêu tả động thái của Bình Nhưỡng là “rất có ý nghĩa”.
Đổi lại, Seoul nhất trí ngừng chương trình phát thanh chống lại Bình Nhưỡng dọc biên giới vào 12h trưa ngày 25/8, trừ khi có tình huống bất thường. Triều Tiên khẳng định sẽ xóa bỏ tình trạng “cận kề chiến tranh” mà họ đưa ra với quân đội.
Hai miền Triều Tiên cũng sớm thống nhất sẽ tổ chức các cuộc hội đàm ở Seoul hoặc Bình Nhưỡng nhằm cải thiện mối quan hệ của hai bên.
“Chúng tôi trông đợi hai bên sẽ thực hiện thỏa thuận với thiện ý và tạo dựng lòng tin thông qua đối thoại và hợp tác”, ông Kim cho hay.
Ngoài ra, hai miền Triều Tiên còn đạt được thỏa thuận sẽ tổ chức đối thoại Hội Chữ thập đỏ vào đầu tháng 9 này, để cho các gia đình ly tán gặp lại nhau, kể từ sau cuộc chia cách trong chiến tranh liên Triều (1950 - 1953). Các cuộc đoàn tụ dự kiến được tổ chức trong dịp Tết Trung Thu vào ngày 27/9 tới.
Cùng ngày, khoảng 50 chiếc tàu ngầm của Triều Tiên trở về căn cứ. Các hoạt động đối đầu trên biên giới hai nước cũng ngừng lại.
Bình luận quốc tế
Nhiều nhà phân tích cho rằng, thỏa thuận liên Triều đạt được sẽ góp phần tạo đà mới cho quan hệ kinh tế giữa hai bên vốn bị ngừng trệ lâu nay. Đồng won của Hàn Quốc ngày 25/8 tăng giá trở lại, với 1 USD đổi được 1.194,55 won, sau khi tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua vào ngày 24/8.
|
Trong bài viết trên tờ Al Jazeera, giáo sư Triều Tiên học Andrei Lankov tại Đại học Kookmin, Seoul nhận định, dù truyền thông thế giới không ngừng đưa tin rằng “căng thẳng leo thang tại Triều Tiên đang gây ra nguy cơ chiến tranh”, thì cả hai bên liên quan đều rõ ràng không muốn chiến tranh, bởi không bên nào có lợi từ cuộc xung đột. Ngoài ra, bán đảo Triều Tiên là nơi Mỹ sát cánh cùng Nhật, Trung Quốc kề vai cùng Nga. Đây là nơi những cường quốc quân sự thế giới đối mặt nhau. Điều này lý giải vì sao thế giới quan tâm tới tình hình căng thẳng trên bán đảo này trong suốt thời gian qua.
Chiều ngày 25/8, cộng đồng quốc tế đánh giá cao thỏa thuận liên Triều. Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki-moon bày tỏ hy vọng thỏa thuận sẽ đóng vai trò giải quyết hiệu quả bất kỳ vấn đề nào có thể nảy sinh trên bán đảo Triều Tiên, cũng như khôi phục đàm phán về vấn đề hạt nhân Triều Tiên đang đình trệ.
Mỹ, Nhật Bản và Trung Quốc cũng đã hoan nghênh, đồng thời kêu gọi hai bên thực thi thỏa thuận trên, duy trì hòa bình và ổn định trên bán đảo Triều Tiên.
Lê Thảo (Tổng hợp và lược dịch từ AP, The Guardian & Telegraph)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức