ClockThứ Năm, 13/10/2016 13:36

Bán đất mặt ruộng: Lợi ít, hại nhiều

TTH - Gần đây, trên địa bàn tỉnh, tình trạng người dân tự ý bán đất phù sa mặt ruộng sau khi thu hoạch lúa cho chủ doanh nghiệp hoặc hộ gia đình vẫn diễn ra...

Vẫn xảy ra

Mặc dù các địa phương tăng cường các biện pháp bảo vệ, không cho phép khai thác đất mặt ruộng, nhưng người dân vẫn “cải tạo” đất ruộng theo thỏa thuận giữa người khai thác đất với chủ ruộng.

Nhu cầu xây dựng, san lấp mặt bằng tăng cao dẫn đến việc một số hộ dân tự ý bán đất mặt ruộng của mình  

Anh Hiếu, một nông dân ở thôn Lại Thế, Phú Thượng (Phú Vang) cho biết: “Hiện nay, UBND xã đã cấm, tình trạng bán đất mặt ruộng không nhiều như trước, nhưng vẫn xảy ra. Nếu ai có nhu cầu mua đất ruộng để cải tạo vườn, nhiều quá thì hơi khó, nhưng 2 đến 3 xe thì lúc nào cũng có”.

Được biết, thông thường, sau khi thu hoạch lúa vụ hè thu, các chủ ruộng đồng ý bán đất mặt ruộng, với giá từ 60 đến 80 ngàn đồng xe 4m3. Sau đó, chủ xe đem bán lại cho người dân hay doanh nghiệp, giá đội lên gấp nhiều lần. Tùy theo thời điểm, nhu cầu, mỗi xe được bán lại từ 200 đến 250 ngàn đồng.

Cũng theo anh Hiếu, có thời điểm, chủ xe mua hẳn 1 đến 2 sào ruộng của người dân để lấy đất san lấp mặt bằng cho doanh nghiệp. Trước đó, nhiều người dân chứng kiến cảnh, hàng chục chiếc xe ben ngày đêm chở đất mặt ruộng về san lấp mặt bằng cho một doanh nghiệp kinh doanh hải sản dọc tuyến TL10. Việc san lấp nay đã xong, một nhà hàng khép kín phục vụ rau xanh tại chỗ thu hút một lượng lớn thực khách trong và ngoài tỉnh.

“Vừa rồi tôi mới mua 2 xe đất mặt ruộng về cải tạo vườn, trồng cây cảnh. Không biết đất họ lấy chỗ nào, nhưng chủ xe “hét” giá 300 ngàn đồng/xe. Khá đắt, nhưng nếu mua đúng đất ruộng màu mỡ, thì rất tốt cho việc trồng cây”, anh Bình, một người dân sinh sống tại xã Phú Mỹ (Phú Vang) bày tỏ.

Sẽ bị xử lý

Năm ngoái, sau khi thu hoạch vụ lúa hè thu xong, các chân ruộng chạy dọc 2 bên dòng sông Như Ý thuộc xã Thủy Thanh (Hương Thủy) cảnh tượng nhiều xe ben, xe múc cày xới các chân ruộng cũng diễn ra. qua trao đổi với lãnh đạo UBND xã Thủy Thanh, việc bán đất mặt ruộng có xảy ra ở một số chân ruộng cao, năng suất lúa thấp, nhưng nay xã đã cấm, nếu phát hiện sẽ bị xử lý nghiêm.

Ông Vinh, một chủ xe ô tô ben chuyên chở đất, cát, vật liệu xây dựng trên địa bàn TP. Huế, cho biết thêm: “Trước nhu cầu đô thị hóa diễn ra nhanh chóng, trong những năm gần đây, trên địa bàn tỉnh ngày càng có nhiều khu dân cư, khu công nghiệp, đường sá giao thông và cả làm vật liệu xây dựng, nên nhu cầu cần đất, cát để san lấp mặt bằng với khối lượng lớn cũng ngày càng tăng theo. So với bơm cát thì sử dụng đất ruộng để san lấp mặt bằng giá thành rẻ hơn nhiều. Việc khai thác đất san lấp mặt bằng chủ yếu diễn ra trong mùa khô hạn, nhiều nhất trên những cánh đồng nằm dọc theo các tuyến đường lớn nơi dễ khai thác và vận chuyển. Nhiều đơn vị đứng ra thực hiện các hợp đồng san lấp mặt bằng chuyên khai thác đất mặt ruộng, nên khối lượng đất mặt ruộng màu mỡ biến thành nền nhà, khu dân cư, thành gạch xây dựng rất lớn”.

vấn đề khai thác đất mặt ruộng diễn ra không chỉ trên địa bàn huyện Phú Vang, Hương Thủy mà còn diễn ra ở khắp các địa phương khác trên địa bàn tỉnh. Ông Nguyễn Văn Chính, Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phú Vang khẳng định: “Chủ trương chung của huyện và các xã không cho phép khai thác đất mặt trồng lúa, chỉ được phép cải tạo đối với những chân ruộng cao, khó cung cấp nguồn nước tưới. Nếu không được phép của chính quyền địa phương mà người dân tự ý bán đất mặt ruộng sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật”. 

Qua trao đổi với một số cán bộ quản lý đất đai ở cơ sở thì các thửa ruộng bị khai thác hết lớp đất mặt màu mỡ sẽ để lại nhiều hệ lụy lâu dài, lợi bất cập hại. Lớp đất mặt là lớp đất chứa nhiều chất dinh dưỡng nhất, nếu bán đi, năng suất lúa sẽ giảm, nguy cơ sâu bệnh nhiều hơn, cùng với đó là chi phí sản xuất tăng. khi một hộ dân trong một cánh đồng lấy lớp đất mặt sẽ ảnh hưởng đến việc sản xuất của các hộ dân xung quanh. Theo khảo sát, mỗi chân ruộng bị bán lớp đất mặt phải bón ít nhất 20 tấn phân hữu cơ/ha mới có thể khôi phục được dinh dưỡng cho đất.

ngoài tăng cường công tác lãnh, chỉ đạo, kiểm tra, xử lý của các đơn vị, ban, ngành, địa phương, việc tuyên truyền để người dân hiểu cũng nên đặt ra, ngăn chặn tình trạng đất nông nghiệp bị cày xới, làm ảnh hưởng đến năng suất cây trồng.

Ông Trần Văn Lập, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân tỉnh, cho biết, việc khai thác đất mặt ruộng và tầng đất sét ruộng lúa chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Riêng tầng đất sét phía dưới bị khai thác sẽ gây xáo trộn cấu trúc đất, đất dễ sụt lún, khó cơ giới hóa được, lúa dễ đổ ngã, thu hoạch khó, công lao động của người nông dân gia tăng và phải sử dụng phân bón nhiều hơn. 

Bài, ảnh: Anh Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Mở rộng vụ án Lê Văn Hiền chiếm đoạt tiền đặt cọc của người mua, bán đất

Ngày 21/9, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh phát đi thông báo tìm người bị hại liên quan đến vụ án Lê Văn Hiền (SN 1991), trú tại thôn Lang Xá Cồn, xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy) về hành vi tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản” được quy định tại Khoản 4, Điều 175 Bộ Luật hình sự.

Mở rộng vụ án Lê Văn Hiền chiếm đoạt tiền đặt cọc của người mua, bán đất
Cảnh báo cũng không thừa

Một người quen ở Hương Cần (Hương Toàn, T.X Hương Trà) kể, em sống cùng với ba mẹ trên một miếng đất 800m2. Mảnh đất này từ xa xưa để lại. Giờ ba mẹ đã cao tuổi, các con đã trưởng thành, có đứa vào làm ăn ở TP. Hồ Chí Minh và định cư luôn trong đó. Đất thì rộng mà đời sống lại khó khăn nên ba mẹ em quyết định bán bớt một phần đất.

Cảnh báo cũng không thừa
Thông tin có bị thổi phồng quá mức?

Dường như đi đâu cũng nghe bàn tán về bất động sản. Những thông tin kiểu như, người này mới mua nền đất này bán sang tay ngay cũng kiếm được mấy chục, mấy trăm triệu.

Thông tin có bị thổi phồng quá mức

TIN MỚI

Return to top