Băn khoăn về hiệu quả
TTH - Kỳ thi THPT Quốc gia năm 2015 vừa được Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố (ngày 9/9) được đa số dư luận và người dân đồng tình. Tuy nhiên, theo một số nhà quản lý và giảng viên Đại học Huế, phương án tổ chức kỳ thi gộp này còn có một số vấn đề cần quan tâm.
Đa số ý kiến được hỏi đều đồng tình với chủ trương tổ chức kỳ thi Quốc gia 2015 của bộ bởi kỳ thi gộp này sẽ giảm sự căng thẳng cho cả thí sinh và người nhà và đỡ đi sự cồng kềnh, tốn kém tiền của xã hội. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia lĩnh vực giáo dục cũng tỏ ra băn khoăn về hiệu quả và độ tin cậy của kỳ thi.
![]() |
Thí sinh dự thi vào Đại học Huế trong kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ 2014
|
PGS.TS Lê Văn Anh, Phó Giám đốc Đại học Huế:
Phải tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ
Chủ trương này là đúng đắn nhưng để tổ chức kỳ thi Quốc gia nghiêm túc đòi hỏi các trường đại học chủ trì cụm thi được Bộ GD-ĐT giao tổ chức kỳ thi phải phối hợp với các địa phương tổ chức nghiêm túc, chặt chẽ, đảm bảo tính khách quan công bằng để không xảy ra tiêu cực trong thi cử. Đại học Huế đã có đề án tuyển sinh 2015 gửi bộ nhưng sau khi bộ có quyết định về kỳ thi Quốc gia năm 2015, Đại học Huế phải xem xét lại đề án này để phù hợp.
PGS.TS Nguyễn Thám, Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế:
Chọn ba môn bắt buộc là đúng đắn
Bộ GD-ĐT chọn 3 môn bắt buộc là toán, văn, ngoại ngữ là đúng đắn vì nước ta đang hội nhập với thế giới, không thể không có ngoại ngữ. Còn sinh viên muốn thi vào ngành địa thì chọn thi môn thứ tư là môn địa, thi ngành sử chọn môn thứ tư là môn sử,...
PGS.TS Trần Huy Hoàng, Trưởng Khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm, Đại học Huế:
Cần quan tâm đến việc coi thi
Thời gian thi diễn ra trong 4 ngày (9, 10, 11 và 12/6/2015) có thể tạo căng thẳng cho thí sinh. Bên cạnh đó, vấn đề coi thi cũng rất cần quan tâm để không xảy ra tiêu cực trong thi cử. Việc coi thi nên giao hẳn cho các trường đại học của Bộ quản lý tổ chức chứ nên giao cho đại học địa phương. Vì đã có tình trạng một số kỳ thi do đại học địa phương tổ chức không nghiêm túc nên vấn đề coi thi rất cần được quan tâm.
Đỗ Ngọc
|
Ngọc Hà
- Đào tạo theo đơn đặt hàng doanh nghiệp: Hiệu quả nhưng chưa thể nhân rộng (29/06)
- “Cửa’’ vẫn rộng cho học sinh trượt lớp 10 công lập (28/06)
- Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng (27/06)
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học (27/06)
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo? (26/06)
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học (25/06)
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học (25/06)
- Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức (25/06)
-
Gắn kiểm định với cải tiến chất lượng
- Cảng hàng không, hãng bay hỗ trợ vận chuyển đề thi tuyển sinh đại học
- Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Trải nghiệm văn hóa Huế theo hướng giáo dục STEAM của hai bạn trẻ
- Trắc trở khi phổ cập bơi cho học sinh
- Môn chính và môn phụ
- Thi tốt nghiệp THPT 2022: Tổ hợp khoa học xã hội chiếm ưu thế
- Không thể thả nổi giá sách giáo khoa
- Quản trị và tự chủ đại học toàn diện, hiệu quả
- Nhập nhằng tư vấn hướng nghiệp - quảng bá tuyển sinh
-
Ngày hội áo dài cộng đồng dành cho học sinh tiểu học
- Ngày hội “Áo dài và nữ sinh”
- Những điểm mới trong quy chế tuyển sinh năm 2022
- Các loại máy tính bỏ túi được mang vào phòng thi
- Xét tuyển đại học năm 2022: Có 4 tuần đăng ký nguyện vọng
- Xây dựng đại học số, cần vượt nhiều thách thức
- Sức mạnh đồng lòng
- Không giữ tài khoản, mật khẩu và không làm thay thí sinh khi đăng ký xét tuyển đại học
- Trao 100 suất học bổng cho học sinh nghèo hiếu học
- Tăng học phí: Gia tăng đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo?