ClockThứ Bảy, 01/04/2017 13:02

Bạn trẻ “giải cứu” dưa hấu Quảng Ngãi

TTH.VN - Hơn 4 tấn dưa hấu của nông dân Quảng Ngãi được các tình nguyện viên, sinh viên đang theo học tại các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP. Huế chia ra thành nhiều điểm bán khác nhau để “giải cứu” .Chỉ trong vài tiếng từ khi dưa hấu đưa ra đã được bán hết vèo.

Nhiều sinh viên các trường ĐH, CĐ trên địa bàn TP. Huế chung tay hỗ trợ bán dưa hấu

Thấy hoạt động ý nghĩa, nhiều người dân đi trên đường cũng dừng xe lại hỏi thăm, mua giúp. Câu chuyện ân tình giữa người bán người mua cứ thế trao cho nhau bằng những nụ cười niềm nở.

Giúp nhau lúc khó

Từ chiều 30/3, hơn 4 tấn dưa hấu đã được các bạn trẻ làm đầu mối ở Quảng Ngãi về tận vườn các nông dân huyện Bình Sơn giúp nông dân thu hoạch, cẩn thận đưa lên xe và vận chuyển ra Huế kịp bán trong sáng 1/4. Ở Huế, những tình nguyện viên, sinh viên đang theo học ở các trường ĐH, CĐ trên địa bàn, Hội đồng hương Quảng Ngãi tại Huế, Hội đồng hương Nghệ An tại Huế, nhóm Phượt Huế… cùng nhau lên kế hoạch khảo sát địa điểm, phân công người chở dưa, treo băng rôn để kêu gọi mọi người đến mua ủng hộ. 

Từ sáng sớm, khi dưa về đến Huế, các bạn đã phân ra bán ở ba điểm trước cổng Trường ĐH Sư phạm (đường Lê Lợi) , ĐH Nông lâm (đường Phùng Hưng) và Khoa Giáo dục thể chất – ĐH Huế (đường Hồ Đắc Di).

Nhiều người đi đường ghé vào mua dưa hấu tại điểm bán trên đường Lê Lợi, TP. Huế

“Các cô chú, anh chị ghé mua dưa hấu đi ạ! Dưa hấu tụi con bán không vì lợi nhuận, bán để giúp những nông dân Quảng Ngãi đang trong lúc gặp khó khăn”, Nguyễn Hoài Linh (sinh viên ĐH Sư phạm – ĐH Huế) liên tục mời chào mọi người mua dưa. Miệng vừa mời mọi người ủng hộ, tay Linh vừa thoăn thoắt lựa dưa hấu cho khách và tính tiền. Linh kể rằng, mấy hôm nay nghe tin nông dân Quảng Ngãi trồng dưa hấu vất vả, đến ngày thu hoạch thì không bán được hoặc bị ép với giá chỉ 1.500 – 2.000 đồng/kg nên phần nào hiểu được những khó khăn đó. Khi nghe tin các bạn trong trường rao nhau trên mạng xã hội đưa dưa ra Huế bán “giải cứu” ngay lập tức Linh đăng ký tham gia, mong muốn được chung tay hỗ trợ bà con qua thời điểm khó khăn này. Cũng như Linh, nhiều bạn trẻ đến hì hục một người một tay. Người mời khách, mưa bưng bê dưa, người cân, người cho vào túi bóng, người tính tiền…

Khách đi đường từ cô giáo, chú xe ôm hay dì bán hàng rong ai đi ngang thấy vậy cũng dừng lại mua. Chị Nguyễn Tâm Hoài (đường Nguyễn Sinh Cung, TP. Huế) xúc động khi chứng kiến cảnh các bạn sinh viên bán dưa giúp nông dân Quảng Ngãi. Chị kể, mấy hôm nay nghe thông tin thấy thương bà con Quảng Ngãi nói riêng, bà con miền Trung nói chung quanh năm vất vả mưu sinh, ấy vậy mà đầu ra khi nào cũng khó bởi bị thương lái ép giá. “Nhìn những quả dưa hấu đỏ giòn ngon quá, mình mua nhiều vừa ủng hộ bà con nông dân vừa đem về cho mọi người cùng ăn. Rồi cùng kêu gọi mọi người ra mua thêm”, chị Hoài chỉ tay về hai quả dưa gần 20kg vừa được chị chọn mua với giá 5.000 đồng/kg.

“Giải cứu” phi lợi nhuận

Để dưa được bán nhanh chóng các bạn sinh viên còn phân công nhau chia sẻ lên mạng xã hội để ai ai cũng biết, nhận chuyển hàng tận nơi với giá rẻ. So với giá dưa hấu thương lái thu mua từ 1.500 – 2.000 đồng/kg, không bằng công hái nên nhiều bà con Quảng Ngãi đã quyết định bỏ dưa, dù họ đã dày công chăm bón. Cảm thông với sự mất mát đó những bạn trẻ đã lên chiến dịch giải cứu giúp bà con. 

Nhiều người đến chọn mua dưa hấu trong chiến dịch "giải cứu" dưa hấu của bạn trẻ, sinh viên Huế

Bạn Hà Thị Như Ly (người Quảng Ngãi, sinh viên Khoa Du lịch – ĐH Huế) – thành viên của đợt “giải cứu” dưa hấu giúp của nông dân ra Huế kể rằng, từng sinh ra trong gia đình nhà nông, hiểu được giọt mồ hôi khổ cực sau mỗi mùa vụ. Khi về nhà các cô chú trồng dưa ở huyện Bình Sơn bàn kế hoạch giúp đỡ, nông dân vừa vui mừng, vừa lo. Họ vui vì tinh thần người trẻ, nhưng lo sợ không bán được. “Chúng mình quyết định lấy 4 tấn đầu tiên đưa ra Huế khởi đầu "chiến dịch" với giá bán 5.000 đồng/kg và rất may đón nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của bà con cô bác xứ Huế.”, Ly xúc động.

Ngay sau khi bán hết dưa, Ly gọi điện về thông báo cho chủ các vườn dưa ở Quảng Ngãi, họ vui mừng đến khóc. Những người nông dân ấy bất ngờ trước sự đón nhận, sẻ chia ở thời điểm quan trọng này. Ly nói: “Tụi mình cam kết sau khi trừ hết các chi phí vận chuyển, sẽ chuyển toàn bộ tiền lời về cho bà con. Số tiền đó chắc chắn cao hơn giá thương lái thu mua. Và chiến dịch này hoàn toàn phi lợi nhuận. Qua đây, mình kêu gọi mọi người hãy cùng giúp nhau lúc khó khăn”.

Người đi đường dừng lại mua dưa hấu

Hiện tại, các bạn sinh viên cũng đang lên kế hoạch đưa số lượng lớn dưa hấu từ Quảng Ngãi ra Huế để tiếp tục “giải cứu”. Với nhiều bạn sinh viên, được tham gia chương trình này là cơ hội trải nghiệm chung tay vì cộng đồng. “ Mình rất vui khi làm được những việc có ích như vậy. Ban đầu tuy lúng túng nhưng rồi sẽ quen. Bán được nhiều dưa, giúp được bà con mình hạnh phúc lắm”, Nguyễn Văn Phúc (sinh viên ĐH Nông lâm – ĐH Huế) vui mừng nói và cho biết sẽ tiếp tục tham gia “giải cứu” dưa hấu giúp bà con xứ Quảng.

Bài, ảnh, clip: PHAN THÀNH

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó

Ngày 14/4, tại Công viên Tứ Tượng (TP. Huế), Quỹ Giáo dục Huế hiếu học (Quỹ) tổ chức trao học bổng học kỳ 2 năm học 2023 – 2024 cho các sinh viên, học sinh nghèo, vượt khó vươn lên trong học tập. Đến dự có UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân.

Trao học bổng hiếu học cho sinh viên, học sinh nghèo vượt khó
“Ngôi nhà 5.000 đồng”

Bằng việc huy động đóng góp của mỗi sinh viên chỉ 5.000 đồng và từ đó, “Ngôi nhà 5.000 đồng” đầu tiên đã được hình thành, giúp sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vững niềm tin với giấc mơ đại học của mình.

“Ngôi nhà 5 000 đồng”
Khi người học được “chấm điểm” người dạy

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Thông tư 01/2024/TT-BGDĐT (Thông tư 01) về chuẩn cơ sở giáo dục đại học; trong đó, có một tiêu chí rất được quan tâm là tỷ lệ người học hài lòng với giảng viên về chất lượng và hiệu quả giảng dạy không thấp hơn 70%.

Khi người học được “chấm điểm” người dạy
Return to top