ClockThứ Ba, 23/07/2019 20:47

Băng tan, Đông Nam Á sẽ đối mặt với tổn thất nặng nề nhất

TTH - Đông Nam Á cách Bắc Cực khoảng 11.000 km và cách Nam Cực khoảng 9.000km, nhưng sẽ bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi mực nước biển dâng cao do sự tan chảy của các tảng băng, nếu lượng khí thải carbon vẫn ở mức hiện tại và nhiệt độ tiếp tục gia tăng, các nhà khoa học cảnh báo.

Sông băng nguy hiểm nhất thế giới sắp tan chảy, gây thảm họa với Trái đất?Băng Alaska tan sớm, các nhà khoa học và người dân lo lắng

Mực nước biển dâng cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến cuộc sống của các cộng đồng ven biển ở Đông Nam Á. Ảnh: LHQ/Flickr

Khu vực này, với khoảng 650 triệu dân, đặc biệt có nguy cơ vì mật độ dân số đặc trưng của nó. Thực tế, hiện có khoảng 450 triệu người đang sống ở các khu vực ven biển thấp.

Theo các nhà nghiên cứu, mỗi năm thủ đô Jakarta của Indonesia đang chìm khoảng 17 cm do các hoạt động nông nghiệp, công nghiệp và thương mại. Hậu quả cũng sẽ rất nghiêm trọng đối với các quốc gia như Singapore, nơi 30% diện tích quốc đảo nằm thấp hơn 5m so với mực nước biển trung bình.

Phát biểu trong một diễn đàn về môi trường tuần trước, Bộ trưởng Môi trường và Tài nguyên nước Singapore Masagos Zulkifli nhấn mạnh “biến đổi khí hậu là mối đe dọa nghiêm trọng đối với sự sống còn của nhân loại, và khoa học khí hậu đang cho thấy vấn đề không còn là việc liệu mực nước biển có dâng lên hay không mà là khi nào nước biển sẽ dâng và dâng bao nhiêu…”. Tuy nhiên ông cũng cho rằng, nếu các mục tiêu phát thải của Hiệp định khí hậu Paris được đáp ứng, các quốc gia sẽ có thể thích ứng với tốc độ thay đổi mực nước biển và hệ sinh thái ven biển trong khu vực cũng sẽ tiếp tục được sống và phát triển mạnh.

Do đó, những thay đổi cần phải được thực hiện nhanh chóng. Các chính phủ có thể làm nhiều hơn để tăng tốc các hành động, trong đó có thể cân nhắc việc tạo ra các khuôn khổ luật pháp phù hợp để làm nền tảng, đồng thời đẩy mạnh “tăng trưởng xanh”.

“Các chính phủ cần phải hành động nhanh chóng và mạnh mẽ hơn nữa”, bà Kneller, người đứng đầu một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế kêu gọi.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Eco-business)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi

Tổ chức chống đói nghèo Oxfam mới đây cảnh báo rằng, hơn 24 triệu người ở miền Nam châu Phi phải đối mặt với nạn đói, suy dinh dưỡng và khan hiếm nước do hạn hán và lũ lụt, trong khi các chuyên gia cho rằng, tình hình có nguy cơ leo thang thành “tình trạng nhân đạo không thể tưởng tượng được”.

Hơn 24 triệu người đối mặt với nạn đói và thiếu nước ở miền Nam châu Phi
Return to top