Thế giới

Bangkok (Thái Lan) chỉ đủ nước sạch trong vòng 1 tháng

ClockThứ Ba, 07/07/2015 11:12
TTH.VN - Nguồn nước sạch cung cấp cho thủ đô Bangkok (Thái Lan) chỉ còn được 1 tháng do hạn hán kéo dài và nước biển đang xâm lấn vào trong thành phố.

Theo Reuters, Thái Lan đang hứng chịu đợt hạn hán tồi tệ nhất trong vòng một thập kỷ qua.

Trong một nỗ lực nhằm duy trì mực nước trong các đập cấp nước phục vụ nông nghiệp tại các tỉnh nông thôn và nước sạch tại thủ đô Bangkok, Chính phủ Thái Lan đã yêu cầu người dân tạm dừng trồng lúa kể từ tháng 10/2014. 

bangkok (thai lan) chi du nuoc sach trong vong 1 thang hinh 0
Khung cảnh thủ đô Bangjkok (Ảnh Reuters)

Bất chấp những biện pháp nói trên, mực nước tại 3 đập dự trữ nước chính tại Thái Lan chảy qua sông Chao Phraya vẫn ở mức rất thấp.

Ông Thanasak Watanathana, người đứng đầu Cơ quan Quản lý nước Đô thị, cho biết, trữ lượng nước trong 3 đập này chỉ là 5 tỷ m3 vào tháng 11/2014, thấp hơn nhiều so với mức trung bình hàng năm là 8 tỷ m3.

Tuy nhiên, theo Sở Thủy lợi Hoàng gia Thái Lan, đến ngày 6/7, trữ lượng nước tại 3 đập này chỉ còn 660 triệu m3.

“Hiện lượng nước này chỉ đủ dùng để cung cấp cho người dân trong vòng 30 ngày tới”, ông Thanasak nói.

Thông thường, lượng nước mưa và nước dự trữ trong các đập sẽ ngăn chặn nước biển tại Vịnh Thái Lan không xâm nhập vào đất liền. Tuy nhiên, do hạn hán, nước biển đã đổ ngược vào sông Chao Phraya. Nước mặn có thể hủy hoại mùa màng và đe dọa đến các trạm bơm nước tại Thái Lan nằm cách Vịnh Thái Lan khoảng 100km.

Các nhà máy nước tại Bangkok có khả năng sản xuất 5,2 triệu m3 nước/ngày cho 2,2 triệu người dân ở thủ đô. Tuy nhiên, các nhà máy nước này không có khả năng xử lý nước mặn.

“Trong những ngày nước biển dâng, chúng tôi không thể hút nước từ sông Chao Phraya. Chúng tôi phải dùng nước dự trữ từ Cơ quan Quản lý nước Đô thị”, ông Thanasak nói.

Cơ quan Quản lý nước Đô thị đã yêu cầu người dân Thái Lan dự trữ khoảng 60l nước/ngày trong trường hợp bị thiếu nước. Cơ quan này cũng yêu cầu người dân tiết kiệm nước hơn nhưng lời kêu gọi này không mấy được hưởng ứng bởi theo ông Thanasak, người dân chỉ phải trả có 0,25 USD/m3 nước.

“Số tiền này quá rẻ nên không ai nghĩ đến chuyện tiết kiệm nước. Giá nước này đã được duy trì từ năm 1999. Có lẽ, Bangkok là đô thị lớn duy nhất trên thế giới có mức giá nước rẻ như vậy”, ông Thanasak nhận định.

Cơ quan Quản lý nước Đô thị dự định sẽ đầu tư khoảng 1,3 tỷ USD trong vòng 7 năm tới để tăng khả năng sản xuất cũng như trữ nước. Cơ quan này cũng bắt đầu tính đến việc dự đoán nhu cầu sử dụng nước của người dân trong vòng 30 năm tới và xác định các nguồn nước cần được bảo vệ để tránh bị nhiễm mặn.

Theo ông Thanasak, việc dự trữ nước mưa trên quy mô lớn được cho là một giải pháp khả thi bởi từ trước đến nay, toàn bộ số nước mưa ở Bangkok đều chảy thẳng ra biển gây lãng phí.

“Ngoài ra, chúng tôi còn gặp phải lũ lụt hàng năm và chúng tôi cũng lãng phí nguồn nước này khi để nước chảy thằng ra biển. Chính vì vậy, chúng tôi đang tính cách giải quyết vấn đề nói trên trong mùa khô”, ông Thanasak nói thêm.

Trần Khánh (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20%

Một nghiên cứu do chính phủ Đức hỗ trợ cho thấy đến giữa thế kỷ này, thiệt hại đối với nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng suất và sức khỏe con người do biến đổi khí hậu ước tính có thể lên đến khoảng 38.000 tỷ USD/năm, tức gần 1/5 GDP toàn cầu, bất kể nhân loại có cắt giảm khí carbon gây ô nhiễm mạnh mẽ đến đâu.

Biến đổi khí hậu có thể khiến GDP toàn cầu năm 2050 giảm gần 20
'Nóng' chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7

Rạng sáng 18/4 (giờ Việt Nam), Hội nghị Ngoại trưởng Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đã khai mạc trên đảo Capri của Italy, với trọng tâm thảo luận là tình hình căng thẳng hiện nay ở Trung Đông.

Nóng chủ đề Trung Đông tại Hội nghị Ngoại trưởng G7
Return to top