ClockThứ Tư, 18/11/2015 15:32

Bánh giả & áp lực thật

TTH - Ngày trước, khi còn bé thơ, không chỉ mỗi lần mẹ đi chợ mà ngay cả những khi biết mẹ đi tới đám giỗ, thể nào anh em tôi tha thẩn cũng mong ngóng. Lúc nào cũng thế, trong tay mẹ luôn thơm tho một gói xôi, vài ba miếng thịt hay có khi chỉ là vài chiếc bánh gai đen. Tôi nhớ có thời kỳ gian khó, mẹ mang về mấy chiếc bánh làm từ bột sắn ngang, vậy mà anh em tôi vẫn hít hà mãi rồi mới chịu ăn.

Chả cứ trẻ con bây giờ nghe chuyện ấy đã quá xưa mà người lớn cũng đã hờ hững với chuyện ăn hàng ngày. Ngoại trừ có mối quan hệ thâm tình, họ hàng gần gũi, chuyện dự cưới bây giờ cũng đã trở thành gánh nghĩa vụ. Nhiều người thi thoảng được mời giỗ kỵ cũng chỉ cười trừ rồi cố gắng thu xếp có mặt nếu không nại ra lý do để vắng mặt. Trẻ con cũng chẳng mấy hào hứng khi đến bữa ăn bình thường cha mẹ cũng phải dỗ dành. Đấy là tôi nói đến những gia đình có điều kiện và phần nào đó đang ngày một nhiều hơn trong cư dân đô thị. Nó làm cho những mối quan hệ ngày càng trở nên lỏng lẻo. Sự chia sẻ cũng ít hơn và những thâm tình cũng vắng dần đi.

Hôm rồi đọc bài viết trên trang báo, tác giả phản ánh về hàng giả, hàng nhái tràn ngập vùng nông thôn và được người ta chấp nhận nó vì giá quá rẻ, dùng một mùa rồi có bỏ đi cũng không tiếc. Có nhiều điều được đặt ra trong bài viết này, nhưng tôi đã khựng lại khi đọc được cuộc trao đổi nhỏ giữa người bán và người mua – là tác giả khi chị đi thực tế - là chị mua bánh này về ăn, hay để đi kỵ? Để ăn thì bánh thật, hàng xịn, còn đi kỵ thì có loại bánh nhái Hải Hà chỉ 15.000 đồng/hộp, hay nhái Chocopie Orion cũng chưa đến 20.000 đồng/hộp...

Có điều gì đó đã mất đi khi tôi đọc những dòng ấy. Bánh giả là điều hiện hữu nhưng có phải còn có điều gì đó đau đớn hơn thế?

Sau phút giây chững lại, tôi nghĩ, có phải suy cho cùng đó chỉ là một cách đối phó với áp lực khi một tháng, một năm, không biết có bao nhiêu ngày ma chay, kỵ giỗ, đám cưới và các loại tổ chức tiệc mừng khác trong khi thu nhập của người dân chưa cao, thậm chí còn có những hộ thực sự khó khăn. Không phải ai cũng có thể làm lơ mãi. Ngay sự tự mình thấy khó coi khi “trốn” mãi đã là một trở ngại rồi vì cuộc sống đâu chỉ có bản thân mình, gia đình mình mà còn có bà con xóm giềng nữa...

Nhưng kể ra thì vẫn cứ ngậm ngùi với bánh giả và những áp lực có thật.

Nguyễn An Lê
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”

Đó là chủ đề của Trại sáng tác văn học, nghệ thuật do Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy phối hợp với Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật tỉnh khai mạc sáng 15/4 tại làng cổ Phước Tích, xã Phong Hòa (Phong Điền).

“Thừa Thiên Huế - Hành trình và khát vọng”
Ba luôn ở bên con

Một sớm mùa thu, tôi rẽ sương cũng mẹ đi vào lối vắng. Ở nơi đây, cảnh vật thường xuyên thay đổi, dù một năm mẹ con tôi đến những bốn, năm lần. Sự thay đổi ấy ứng với từng mùa, khi những hàng cây thi nhau lột xác, lũ chim chóc thay lời ca tiếng hát, mây trời và làn nước cũng thường biến đổi sắc màu theo từng tháng năm. Ở nơi đó, bên một dòng sông nhỏ có một khoảnh đất là nơi yên nghỉ của ba tôi. Thời gian thấm thoắt thoi đưa, thoáng chốc ngày ba từ giã cõi đời cũng đã ngót nghét gần mười năm. Mười năm đó, từ nỗi đau tận cùng đến đau đáu khôn nguôi, trong mẹ con tôi đã chuyển thành tĩnh lặng thương yêu.

Ba luôn ở bên con
Từ chuyến phượt khám phá làng Vân...

Gần đây, phượt trở thành trào lưu và sở thích của rất đông bạn trẻ. Xu hướng phượt không đơn thuần chỉ là trải nghiệm các cung đường khó hay khám phá văn hóa, vùng đất nơi mình đến mà còn kết hợp Teambuilding (xây dựng đội nhóm), các kỹ năng sinh tồn, đôi khi lồng ghép thêm hoạt động thiện nguyện.

Từ chuyến phượt khám phá làng Vân
Lão ngư kể chuyện đi biển

Những kinh nghiệm đi biển "xương máu" được truyền đời trong các gia đình ngư dân. Khi chưa có máy móc hiện đại, kinh nghiệm sóng nước là cứu cánh sinh kế của họ.

Lão ngư kể chuyện đi biển
Return to top