Thế giới Thế giới
“Bánh Tết 12 giờ” của Việt Nam lên báo nước ngoài
TTH.VN - Ngày 6/2 (28 tháng Chạp), hãng thông tấn hàng đầu thế giới AFP có bài viết về bánh chưng trong dịp lễ quan trọng nhất của người Việt Nam.
![]() |
Bánh chưng trên một con phố Hà Nội xưa. Ảnh: AFP |
Bài viết kể về bà Trần Thị Tâm ở Hà Nội cùng với những nỗi niềm về món bánh truyền thống của dân tộc trong dịp Tết Nguyên đán.
Tuy năm nay bà Tâm đã bước qua tuổi 90, nhưng bà vẫn không để con cháu mua và dùng bánh chưng, bánh dày ở cửa hàng. Thay vào đó, người phụ nữ Hà Nội ấy và những đứa con của mình bỏ ra hơn một ngày để tỉ mẫn gói gém và chuẩn bị món ăn Việt Nam làm từ gạo nếp, đậu xanh, thịt lợn, được bọc trong chiếc lá màu xanh chuối và buộc cẩn thận bằng dây lạt.
“Bánh chưng được làm ở bên ngoài là không tốt”, bà Tâm nhấn mạnh.
Chiếc bánh được đun sôi trong vòng 12 giờ, là một trong những món ăn đặc biệt thường được chuẩn bị cho dịp Tết, kỳ nghỉ kéo dài một tuần ở Việt Nam.
Tết năm nay bắt đầu từ ngày 8/2. Đây là dịp các gia đình quay quần bên nhau trong năm mới và thực hiện một loạt các hoạt động truyền thống, chẳng hạn như dọn dẹp và trang trí nhà cửa, tặng quà và mừng tuổi…
Theo một truyền thuyết, bánh chưng được một hoàng tử Việt Nam chế biến từ hàng ngàn năm trước, để gây ấn tượng với cha mình trước khi ông chọn người để trao lại ngai vàng. Hài lòng với hương vị của chiếc bánh và ấn tượng với sự tôn trọng lễ nghi của con trai mình, nhà vua đã truyền lại vương miện cho vị hoàng tử nói trên.
Ngày nay, loại bánh này được đặt trên bàn thờ các gia đình để dâng lên tổ tiên và những người được tôn kính trên khắp đất nước Việt Nam.
Thế nhưng, nhiều gia đình ngày càng có xu hướng mua bánh chưng từ các cửa hàng thay vì tự tay làm chúng. Trong những năm gần đây, các nhà sản xuất bánh chưng thương mại cố gắng đẩy nhanh tiến độ chế biến bằng cách thả pin vào nồi luộc bánh, phương pháp mà đài truyền hình nhà nước Việt Nam cảnh báo là rất nguy hiểm.
Đối với bà Tâm, đây cũng là một lý do khác để các gia đình Việt Nam lưu giữ truyền thống nấu món bánh đầy ý nghĩa này ngay dưới mái nhà của mình.
Thanh Ngân (lược dịch từ AFP)
- Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư (25/03)
- Chương mới cho khu vực Mekong (25/03)
- Anh và Liên minh châu Âu chính thức ký thực thi Khuôn khổ Windsor (25/03)
- WHO tăng cường sáng kiến chống lại bệnh lao (24/03)
- Liên minh châu Âu nhất trí đẩy nhanh cải cách thị trường điện (24/03)
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới (24/03)
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu (24/03)
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát (23/03)
-
Canada-Mỹ đạt được thỏa thuận quan trọng về vấn đề người di cư
- Chương mới cho khu vực Mekong
- 5 ngân hàng trung ương ASEAN và BIS thử nghiệm thanh toán xuyên biên giới
- ECB tiết lộ tiến bộ trong nỗ lực chống biến đổi khí hậu
- Nhật Bản tiếp tục chi hơn 15 tỷ USD để xoa dịu tác động của lạm phát
- Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- Bảo vệ tính bền vững bất chấp nghịch cảnh ở châu Á - Thái Bình Dương
- Khoảng 10 triệu trẻ em châu Phi đang cần hỗ trợ nhân đạo
-
Nước là cốt lõi của sự phát triển bền vững
- Amazon công bố kế hoạch sa thải thêm 9.000 nhân viên
- Quan hệ hợp tác Việt Nam-Bỉ đang ở thời kỳ phát triển tốt đẹp nhất
- Sớm cho trẻ ăn bơ đậu có thể giúp giảm 77% nguy cơ dị ứng với đậu phộng
- ADB: Cần phát triển hơn nữa chương trình bữa ăn học đường cho trẻ
- Cuba bắt đầu mở cửa cho doanh nghiệp thương mại có vốn nước ngoài
- 190 triệu trẻ em đứng trước nguy cơ từ khủng hoảng liên quan đến nước
- OECD: Triển vọng kinh tế châu Á “tương đối mạnh” dù tăng trưởng toàn cầu không mấy khả quan
- Hi vọng cho Sri Lanka: IMF sắp giải ngân đợt đầu tiên trong gói cứu trợ 2,9 tỷ USD
- Ổn định kinh tế bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt lượng mưa