ClockThứ Tư, 23/09/2020 15:37

Bánh Trung thu theo “gu”

TTH - Không chọn bánh Trung thu sản xuất đại trà bên ngoài thị trường, một bộ phận bạn trẻ chọn cách vào bếp, tự mình làm bánh để thưởng thức hoặc tặng người thân, bạn bè khi mùa Trung thu đến, “nới tay” chút xíu thì bán cho những ai yêu sản phẩm “handmade”.

Thị trường đồ chơi trung thu... hẻo kháchTặng quà Tết Trung thu cho học sinh nghèo A LướiTrao quà trung thu cho trẻ tại chùa Long Thọ

Giới trẻ tự mình làm bánh Trung thu

Từ đam mê

Đây là năm thứ 3, Hoàng Thanh Ngân (21 tuổi) tự mình vào bếp làm bánh Trung thu khi mùa thu về. “Tự tay nhào nặn bột, rồi sên mứt, đóng bánh, cho đến canh lửa, mỗi một quá trình đều tạo cho mình một trải nghiệm thú vị. Cái cảm giác được thưởng thức thành quả mình tạo ra, rồi tặng người thân, bạn bè sản phẩm mình tự làm, vừa ngon vừa sạch, đúng là không còn gì tuyệt vời bằng”, Ngân chia sẻ.

Lúc đầu, mục đích làm bánh của Ngân chỉ để gia đình dùng và tặng bạn bè. Vào bếp làm bánh, cũng là cách cô giải tỏa căng thẳng sau những buổi miệt mài ở giảng đường hay liên miên đi đi về về làm thêm. Nhưng nhiều người sau khi dùng bánh Ngân làm thấy ngon, biết nguyên liệu Ngân tuyển chọn đều là những thức vừa sạch và lành, nên họ đặt Ngân làm bánh để dùng và mang tặng. “Bánh Trung thu handmade mang tên mình chào đời đơn giản vậy đó”, Ngân cười tươi rói.

Không như Ngân, đam mê được “kế thừa” bài bản, nhóm bạn Thảo, Hòa, Trà, Lan, Vy tụ thành một “hội” vì có chung sở thích. “Tụi mình làm bánh, trước hết vì muốn thỏa mãn đam mê bếp núc, nên không bao giờ đặt mục tiêu kinh tế lên hàng đầu. Chỉ cần lợi nhuận đủ ăn một bữa thịt nướng là được”, Thảo cười vui. Sau giờ tan tầm, nhóm bạn tụ tập đến nhà Thảo cùng làm bánh. Nếu đơn hàng nhiều, hai ngày cuối tuần bếp nhà Thảo sẽ đỏ lửa suốt ngày cho kịp.

Chỉ là công việc thời vụ, làm vì đam mê, nhưng những người làm bánh không chuyên như Thảo, Ngân và nhiều bạn trẻ khác, luôn chăm chút cho sản phẩm của mình đầy tính chuyên nghiệp. Những nguyên liệu được họ tuyển chọn kỹ càng, luôn đảm bảo được sự sạch và lành. Và đương nhiên, bánh hoàn toàn không có chất bảo quản.

Tiêu chí của một chiếc bánh Trung thu handmade mà nhóm của Thảo làm ra không chỉ đẹp, mà còn phải ngon, và quan trọng nhất là phải sạch. Hầu như, các loại hạt, mứt dùng để làm nhân, đều do nhóm của Thảo tự mình chọn lựa nguyên liệu sạch và tự sên mứt. “Tuy mất công, nhưng sẽ đảm bảo được sự sạch và lành”, Thảo nói.

Đến “gu” thưởng thức

Thảo cho biết, rất nhiều người chọn bánh Trung thu handmade vì có thể “oder” theo “gu” của mình. Có người thích ăn bánh Trung thu nhưng sợ mập thì yêu cầu bánh ít ngọt; có người chỉ thích ăn vỏ bánh thì muốn bánh ít nhân vỏ dày; người khác lại thích nhân bánh thập cẩm nhiều mỡ nhưng người khác lại muốn nhiều hạt điều, hạt bí hoặc mứt sen… Vậy nên, chỉ có bánh Trung thu handmade mới thỏa mãn được sở thích ẩm thực riêng biệt của từng người.

Tặng một chiếc bánh đúng “gu” người thưởng thức, sẽ thể hiện rõ sự trân quý của người trao đến tay người nhận. Nó không còn đơn thuần chỉ là một chiếc bánh, mà còn ẩn chứa cả tấm lòng, sự săn sóc, quan tâm. “Bạn thử tưởng tượng xem, nếu bạn thích vị giòn, ngọt, béo của những viên mỡ ngào đường. Một chiếc bánh nướng bình thường chỉ có đôi ba viên mỡ chẳng thể làm bạn thỏa mãn. Và một hôm nào đó, bạn được tặng một chiếc bánh nướng nhân thập cẩm thật nhiều, thật nhiều viên mỡ ngào đường, chắc chắn bạn sẽ vô cùng xúc động”, Ngân cho hay.

Mùa Trung thu đang đến, nếu không khéo tay, tự làm những chiếc bánh nướng theo “gu” của mình, thì bạn có thể tìm đến những “tiệm bánh nhà làm”. Những chiếc bánh handmade, chắc chắn sẽ thỏa mãn sở thích ăn uống của bạn.

Bài, ảnh: Linh Chi

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Dấu carbon” trên sản phẩm

Khi ý thức được “dấu carbon” trên sản phẩm, mỗi người sẽ chọn được hướng đi, một lối sống, sinh hoạt phù hợp hơn...

“Dấu carbon” trên sản phẩm
Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao

Sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đang là xu hướng phát triển của nền nông nghiệp nói chung và ngành nông nghiệp tỉnh nói riêng. Tuy nhiên, với chi phí đầu vào đắt đỏ và đầu ra vẫn còn chưa phổ dụng thì cần có chính sách kích cầu cho doanh nghiệp, cá nhân tham gia.

Kích thích làm nông nghiệp công nghệ cao
Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp.

Nông nghiệp huyện Phú Lộc đang từng bước chuyển dịch theo hướng hàng hóa, ứng dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới nhằm nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm. Sản xuất gắn với bảo quản, chế biến, quảng bá và liên kết tiêu thụ sản phẩm nên người dân yên tâm.

Ứng dụng công nghệ vào sản xuất nông nghiệp

TIN MỚI

Return to top