ClockThứ Năm, 14/05/2020 13:15

“Bánh vẽ” trang trại: Chiêu bài khai thác đất

TTH - Những dự án (DA) cải tạo trang trại, hạ thấp đất ruộng phục vụ sản xuất không hiệu quả không chỉ gây hệ lụy cho môi trường, lãng phí đất mà còn khiến một lượng lớn tài nguyên “chảy máu”.

Chấn chỉnh hoạt động khai thác, vận chuyển đất san lấp trái phép ở Nam ĐôngĐảm bảo nguồn cung đất san lấp cho các công trình trọng điểm

Dự án xây dựng trang trại kết hợp nông lâm - Thảo Hà Viên hoang hóa giữa núi đồi

Không như cam kết

Tuyến Tỉnh lộ 7 (TX. Hương Thủy), một thời người dân bức xúc bởi DA xây dựng trang trại kết hợp nông lâm - Thảo Hà Viên gây ô nhiễm môi trường, mất an toàn giao thông.

DA tọa lạc tại Khe Đon (thôn 4, xã Phú Sơn, TX. Hương Thủy), do bà Dương Nữ Hà My (trú đường Phan Đình Phùng, TP. Huế) làm chủ. Ngày 25/12/2014, UBND TX. Hương Thủy có quyết định cho bà My thuê đất để xây dựng trang trại. Đến ngày 7/2/2018, UBND tỉnh cho phép bà My khai thác, vận chuyển đất dôi dư ra khỏi khu vực DA trang trại bằng phương pháp lộ thiên. Theo đó, diện tích được cấp phép khai thác, vận chuyển là 2,1ha; độ sâu đào trung bình 1,2m tính từ bề mặt địa hình; khối lượng đất dư thừa 25.200m3 làm vật liệu san lấp và khai thác đến thời hạn ngày 30/11/2018.

Ngày 22/12/2017, UBND TX. Hương Thủy có quyết định điều chỉnh phương án đầu tư xây dựng trang trại kết hợp nông lâm - Thảo Hà Viên. Theo đó, quy mô trang trại gần 2ha bao gồm hồ chứa nước nuôi cá, hồ xử lý diện tích 1.700m2; chuồng heo nuôi 20 lợn nái, 150 lợn thịt, gà thả đất 2.000 con; nhà quản lý kho bãi, hàng rào bảo vệ… với thời gian hoàn thành các hạng mục trong 2 năm.

Với mục đích xây dựng trang trại nhằm chuyển đổi, cải tạo một phần đất đồi hiệu quả thấp sang chăn nuôi gia súc, gia cầm, nuôi cá, trồng cây ăn quả, cây lâm nghiệp cho thu nhập cao hơn; tạo mô hình sử dụng hiệu quả đất đai, tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích đất canh tác, tăng thu nhập cho gia đình và làm cơ sở để nhân rộng các mô hình khác. Mục tiêu của trang trại còn tạo việc làm cho người lao động, đặc biệt là lao động tại địa phương góp phần xây dựng nông thôn mới.

Thế nhưng đến nay, hiện trạng của DA này còn lại là núi đồi bị bạt, đất đai bị bóc nhưng hiệu quả trang trại thì chưa thấy. 

Tương tự, tại một số địa phương như Dương Hòa, Thủy Phương, Thủy Bằng (TX. Hương Thủy); Phong Xuân (Phong Điền) cũng chỉ là những “bánh vẽ” về những mô hình trang trại hứa hẹn mang lại hiệu quả kinh tế cao, giải quyết lao động tại địa phương nhưng hiệu quả trên thực tế lại không thấy.

“Chảy máu” tài nguyên

“Từ năm 2019 đến nay, theo chỉ đạo của UBND tỉnh, các địa phương tiến hành rà roát lại hiệu quả và không cấp mới đối với các DA cải tạo đất được tận thu khoáng sản. Hiện trên địa bàn thị xã Hương Thủy không có DA cải tạo trang trại, hạ thấp đất ruộng phục vụ sản xuất nào được cấp mới, còn hoạt động. Hiện chỉ có 4 mỏ đất san lấp được UBND tỉnh cấp phép khai thác vận chuyển. Ngoài 4 mỏ đất này, các hoạt động khai thác, tận thu khoáng sản đều trái phép”, ông Phan Bồng, Phó Trưởng phòng TN&MT TX. Hương Thủy thông tin.

Tại DA trang trại kết hợp nông lâm - Thảo Hà Viên thời điểm vừa mới đi vào hoạt động tận thu đất dôi dư, chủ đầu tư chưa liên hệ với chính quyền địa phương và chưa cung cấp giấy tờ đối với địa phương trước khi khai thác. Quá trình tận thu đất ở đây cũng gây ô nhiễm môi trường do hoạt động vận chuyển gây bụi.

Nhiều lần PV đã có mặt tại khu vực trang trại của bà Dương Nữ Hà My tại khu vực Khe Don đều thấy cảnh hoang hóa, không một bóng người. Hình ảnh ghi nhận tại hiện trường cho thấy ngoài hàng rào, cổng vào khu trang trại và một số công trình phụ trợ như nhà rường, lán trại nhỏ… thì hầu như ở khu vực này chưa đầu tư xây dựng hạ tầng. Càng đi sâu vào trong càng thấy núi đồi nham nhở bởi một lượng đất san lấp đã được lấy đi.

Con khe chạy quanh khu vực trang trại nước đục ngầu, không thấy chăn nuôi gì. Chủ đầu tư cũng chưa thực hiện đầu tư các cơ sở hạ tầng nhà cửa, hệ thống xử lý nước thải, chuồng trại… như đã cam kết.

Ông Đỗ Viết Tùng, Chủ tịch UBND xã Phú Sơn cho biết, từ khi DA trang trại được triển khai đến nay, ngoài việc được phép tận thu đất dôi dư thì chủ đầu tư mới xây dựng ít công trình phụ trợ, trồng được một ít rừng kinh tế. Điều đó cho thấy, việc xây dựng trang trại kết hợp khu vực du lịch không được hiệu quả như phương án ban đầu đề ra. UBND xã nhiều lần liên hệ chủ đầu tư để biết phương án tiếp theo sau khi thời gian cải tạo trang trại kết thúc nhưng không có phản hồi.

“Địa phương được giao trách nhiệm giám sát, theo dõi việc thực hiện các quy định theo giấy phép khai thác khoáng sản và hoạt động thi công tại DA trang trại. Còn tiến độ, hiệu quả của DA là của cơ quan cấp trên”, ông Tùng nói.

Ông Tôn Thất Anh Phú, Chánh thanh tra TX. Hương Thủy thông tin, liên quan đến các DA cải tạo trang trại, cải tạo đất, tận dụng khai thác đất dôi dư, UBND TX. Hương Thủy đã có chỉ đạo thành lập đoàn thanh tra liên ngành do thanh tra thị xã dẫn đầu. Chúng tôi đang khảo sát và làm việc với các địa phương về các nội dung như kiểm tra việc xây dựng trang trại, cải tạo tận thu đất có đúng với văn bản phê duyệt cho phép cải tạo của UBND TX. Hương Thủy hay không; kiểm tra xem trong quá trình cải tạo có vận chuyển đất dôi dư ra bên ngoài hay không, nếu có vận chuyển dất dôi dư ra bên ngoài thì có đảm bảo các quy định của pháp luật cũng như giấy phép khai thác khoáng sản của UBND tỉnh. Nội dung thanh tra còn có các tiêu chí đảm bảo môi trường, hiệu quả sử dụng đất… đối với các DA được phép cải tạo, tận thu đất.

Bài, ảnh: Hà Nguyên

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Về với thiên nhiên

Ánh nắng mặt trời, cảnh sắc sông nước, vườn tược và cả những làn gió tự nhiên… đều là thần dược cho tinh thần của người trẻ sau những học kỳ dài, những ngày làm việc căng thẳng.

Về với thiên nhiên
Cát trắng nở hoa

Sau 5 năm thực hiện Nghị quyết 04 của Huyện ủy Quảng Điền về phát triển kinh tế trang trại (KTTT), nhiều hộ dân đã tin tưởng và mạnh dạn đầu tư nguồn lực, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.

Cát trắng nở hoa
Thu tiền tỷ từ trang trại

Doanh thu bình quân mỗi năm 3 tỷ đồng, trang trại (TT) chăn nuôi của ông Nguyễn Thuận ở xã Quảng Vinh là điển hình sản xuất hiệu quả tại vùng rú cát Quảng Điền.

Thu tiền tỷ từ trang trại
Anh Teo “mô hình”

Rẽ vào đường lớn đầu xã Quảng Nhâm – A Lưới, hỏi anh Nguyễn Hải Teo, bà con đều bảo: Anh Teo “mô hình” đấy! Đó là biệt danh đồng bào Pa Cô dành gọi cho người đàn ông này vì anh áp dụng thành công nhiều mô hình, trong đó có chăn nuôi lợn hữu cơ an toàn sinh học.

Anh Teo “mô hình”

TIN MỚI

Return to top