ClockThứ Bảy, 11/04/2020 15:48

Báo chí quốc tế kêu gọi học hỏi Việt Nam kinh nghiệm chống dịch COVID-19

Mặc dù có nguồn lực hạn chế, Việt Nam đã chủ động thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 hiệu quả.

Thái Lan xem xét vay hơn 30 tỷ USD cho chương trình kích thích kinh tếGiữa đại dịch, San Francisco không quên kỷ niệm 25 năm kết nghĩa với TP.HCMChưa có trường hợp tử vong nhưng tuyệt đối không chủ quanTăng số lượng Câu lạc bộ tham dự giải hạng Nhất từ mùa bóng 2021Hỗ trợ vật tư y tế và nhu yếu phẩm cho LàoPhải hình dung được đô thị tương lai để nghiên cứu các cơ chế đặc thù

Việt Nam đã chuẩn bị kỹ mọi phương án ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh

Chuẩn bị kỹ mọi phương án ứng phó

TTXVN cho biết, trang ASEAN Post ngày 9/4 đăng bài viết kêu gọi các nước thuộc Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cũng như nhiều nước trên thế giới có thể học hỏi từ phản ứng nhanh chóng của Việt Nam.

Theo bài viết, so với các quốc gia thành viên ASEAN khác như Malaysia và Indonesia... có hàng nghìn ca mắc COVID-19 và hàng trăm ca tử vong, số lượng ca nhiễm bệnh ở Việt Nam tương đối thấp và hiện chưa có ca tử vong nào.

Bài báo cũng đề cập tới biện pháp xét nghiệm nhanh, đồng thời dẫn lời Thứ trưởng Bộ Y tế Việt Nam Nguyễn Thanh Long khẳng định với công chúng và giới truyền thông rằng Việt Nam không thiếu bộ test chẩn đoán virus SARS-CoV2.

Ngoài 200.000 bộ xét nghiệm COVID-19 nhanh mua của Hàn Quốc, Việt Nam cũng đã tự sản xuất bộ xét nghiệm riêng có thể giúp chẩn đoán COVID-19 chỉ trong một giờ.

Việt Nam đã chuẩn bị kỹ mọi phương án ứng phó với sự bùng phát của dịch bệnh trước cả khi phát hiện các trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 đầu tiên. Hiện Việt Nam có 21 cơ sở y tế trên khắp cả nước được cho phép xét nghiệm COVID-19.

Cách ly, truy suất nguồn gốc chặt chẽ

Trước đó, Quỹ châu Á - Thái Bình Dương của Canada cũng đăng bài đề cập đến những biện pháp thành công của Việt Nam trong cuộc chiến cuộc chiến chống dịch bệnh COVID-19.

Việc truy xuất nguồn gốc lây nhiễm chặt chẽ; xét nghiệm hàng loạt được xem là chiến lược nhiều quốc gia áp dụng, nhưng Việt Nam lại tập trung nhiều hơn vào việc cách ly những người nhiễm bệnh và truy xuất các ca nhiễm thứ cấp F1, F2.

Quỹ trên đánh giá: “Việt Nam đã thực hiện truy xuất thành công thông qua xác minh nhanh những người từng tiếp xúc với các ca nhiễm bệnh dựa vào việc phân loại các trường hợp nhiễm bệnh, nghi nhiễm và phơi nhiễm COVID-19 và huy động nhanh chóng các nhân viên y tế, công an, quân đội và viên chức địa phương nhằm tiến hành truy xuất nguồn gốc”.

Ngoài ra, Việt Nam cũng đã áp dụng biện pháp giám sát chặt chẽ các ca nghi nhiễm. Bộ Y tế Việt Nam đã hợp tác với các công ty công nghệ để phát triển một hệ thống báo cáo trực tuyến các trường hợp nghi nhiễm và nhiễm virus SARS-CoV-2, cũng như những người có liên hệ chặt chẽ với họ được đưa vào cơ sở dữ liệu theo thời gian.

Bên cạnh đó, Bộ Thông tin và Truyền thông Việt Nam (MIC) cũng giới thiệu một ứng dụng di động có tên NCOVI cho phép công chúng khai báo tình trạng sức khỏe hằng ngày.

Tổ chức tốt, triển khai nhanh chóng, hiệu quả

Cũng liên quan đến cuộc chiến chống dịch COVID-19, Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) đã đánh giá cao phản ứng nhanh chóng của Việt Nam.

WEF lưu ý rằng với việc tổ chức tốt, triển khai nhanh chóng các biện pháp chống dịch hiệu quả, các nước trong khu vực và thế giới cần học hỏi từ những biện pháp phản ứng của Việt Nam.

 Báo "FreeMalaysiaToday" ngày 9/4 nhận định: "Những gì đang được làm ở Việt Nam nên được lấy làm ví dụ để giúp đỡ người nghèo". Theo báo trên, trong bối cảnh khó khăn chung, một số nhà hảo tâm, tổ chức xã hội, cá nhân đã cung cấp gạo miễn phí cho những người có nhu cầu.

Bài báo dẫn chứng ý tưởng độc đáo “gạo cung cấp miễn phí theo mô hình ATM” ở Thành phố Hồ Chí Minh đã phát huy hiệu quả khi gạo miễn phí đến được tay những người cần. Người dân xếp hàng lấy gạo cũng đảm bảo giãn cách 2m.

Bài báo khuyến nghị Malaysia cần học tập ý tưởng này nhằm giúp đỡ những người có nhu cầu và hạn chế tối đa nguy cơ lây nhiễm SARS-Cov-2.

Theo baochinhphu.vn

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa

Chương trình giao lưu văn hóa Việt Nam – Nhật Bản với sự tham gia của hàng trăm học sinh đến từ Nhật Bản và Huế do Hội Hữu nghị Việt Nam – Nhật Bản tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức, khai mạc sáng 28/3 tại 16 Lâm Hoằng, TP. Huế.

Học sinh Huế và Nhật Bản tham gia giao lưu văn hóa
Việt Nam - Indonesia: Điểm tựa Mỹ Đình

Chưa bao giờ đội tuyển Việt Nam lại bị dư luận phản ứng nhiều như hiện tại. Điều đó đang tác động rất lớn đến tâm lý của thầy trò HLV Philippe Troussier.

Việt Nam - Indonesia Điểm tựa Mỹ Đình
Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148

Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại năm 2024 của lãnh đạo cấp cao, nhận lời mời của Chủ tịch và Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU), Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự Đại hội đồng IPU lần thứ 148 (IPU-148) và các hội nghị liên quan tại Thụy Sĩ.

Quốc hội Việt Nam tiếp tục củng cố vị thế tại IPU-148
Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai

Theo tin từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), hơn 100 nhà lãnh đạo toàn cầu vừa lên tiến kêu gọi các chính phủ nhanh chóng thống nhất để đạt được một thỏa thuận quốc tế đầy tham vọng và công bằng nhằm tăng cường sự chuẩn bị chung của thế giới và ứng phó với các đại dịch trong tương lai.

Hơn 100 nhà lãnh đạo thế giới kêu gọi thỏa thuận khẩn cấp nhằm chuẩn bị và ngăn chặn đại dịch trong tương lai
Return to top