ClockThứ Ba, 31/07/2018 13:15

Bảo đảm tính mạng người dân trong mùa bão, lũ

TTH - Dự báo mùa bão, lũ năm nay đến sớm và cường độ lớn hơn trung bình nhiều năm, là dấu hiệu bất thường cho thấy thời tiết cực đoan và ảnh hưởng biến đổi khí hậu rất rõ nét. Triển khai các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng cho người dân trong mùa bão, lũ là công việc đặt lên hàng đầu.

5 người chết, 58 người mất tích và bị thương do mưa bãoHội Chữ thập đỏ Singapore hỗ trợ hơn 120 triệu đồng cho huyện Quảng ĐiềnBảo đảm thông tin liên lạc trong mưa lũAn toàn cho học sinh trong bão, lũ: Còn nhiều khoảng trống

Cẩn thận khi vận chuyển người đi lại trên đường khi lũ dâng cao

Thiệt mạng vì chủ quan

Thực tế cho thấy, nguyên nhân gây chết người trong mùa bão, lũ hầu hết do người dân chủ quan, bất cẩn khi bơi thuyền, đánh cá, đi làm trong lúc nước lũ dâng cao, chảy xiết, cha mẹ lơ là để con bị lũ cuốn trôi...

Như trường hợp ông Nguyễn Văn H. ở thôn Lưu Hiền Hòa, xã Phong Mỹ (Phong Điền) bị chết đuối trong đợt lũ cuối năm 2017. Trong khi nước lũ đầu nguồn đổ về rất mạnh, các con suối đều chảy xiết, dâng cao nhưng ông H. vẫn bất chấp nguy hiểm vào rừng cạo mủ cao su nên bị dòng nước dữ cuốn trôi.

Trường hợp thương tâm khác là cháu Hồ Phi Ấn, 4 tuổi ở thôn Phò Ninh, xã Phong An (Phong Điền) bị trận lũ lớn cuối năm 2017 cuốn trôi khi đang ngồi chơi trong nhà. Trong lúc nước đổ về rất mạnh, tràn vào nhà thì ba mẹ cháu Ẩn mải lo kê cao đồ đạc mà quên con nhỏ đang chơi đùa bị nước cuốn trôi.

Hay trường hợp của bà  Lê Thị Kẹo ở thôn Thủy Phú, xã Hương Vinh (TX. Hương Trà) đã già yếu. Trong khi mưa to, gió lớn bà Kẹo một mình đi vệ sinh đã bị trượt chân, ngã xuống vũng nước sâu dẫn đến chết đuối.

Một số trường hợp chết đuối do lật thuyền trong khi đánh cá, điển hình là ông Nguyễn G., 52 tuổi ở thị trấn Phú Lộc; hay khi nước lũ dâng cao, chảy xiết vẫn đi làm bị nước cuốn trôi như bà Nguyễn Thị T.T., 36 tuổi ở xã Vinh Mỹ (Phú Lộc) và ông Phan V.Q. và con gái ở xã Thủy Thanh (TX. Hương Thủy).

Ông Đặng Văn Hòa, Phó Chánh Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh khẳng định, trước, trong và sau lũ, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh đều điện thoại trực tiếp hoặc gửi văn bản yêu cầu các địa phương triển khai công tác tuyên truyền, vận động người dân không chủ quan, đề cao cảnh giác khi nước lũ dâng cao, chảy xiết. Các địa phương cũng đã cử cán bộ phối hợp với các thôn triển khai công tác quản lý, bảo vệ dân trong bão, lũ. Tuy nhiên một bộ phận người dân chủ quan, mất cảnh giác khi nước lũ vẫn còn dâng cao, chảy xiết dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

An toàn tính mạng là hàng đầu

Bà Nguyễn Thị Hiền, Chủ tịch UBND xã Quảng Phước (Quảng Điền) cho biết, từ các đợt áp thấp nhiệt đới và ảnh hưởng cơn bão số 3 vừa qua, địa phương đã về tận các thôn để kiểm tra công tác chuẩn bị ứng phó. Trong các phương án, bà Hiền quan tâm nhất là vấn đề bảo vệ an toàn tính mạng cho dân. Quảng Phước là một trong những địa phương vùng trũng của huyện Quảng Điền nên yêu cầu đặt ra là không để người dân đuối nước, tử vong.

Trong các buổi tuyên truyền, vận động, nhiều lần bà Hiền và các lực lượng nhắc nhở người dân phải xây dựng hệ thống “tra” vững chắc để có thể trủ ẩn an toàn khi nước lũ dâng cao. Khi có thông báo, yêu cầu của chính quyền địa phương, bà con phải sơ tán đến nơi an toàn theo quy định. Trong lúc nước lũ dâng cao, chảy xiết không được đi lại trên đường, chèo thuyền, bơi lội, đánh cá, vớt củi…

Rút kinh nghiệm từ mùa lũ năm trước, năm nay xã Phong An (Phong Điền) quan tâm nhắc nhở đến từng khu dân cư, hộ gia đình phải chú tâm bảo vệ trẻ em, người già trong khi nước lũ dâng cao, chảy xiết. Đồng thời, yêu cầu các ban ngành, đoàn thể địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân các biện pháp bảo vệ an toàn tính mạng trong mùa bão, lũ ngay từ đầu năm. Ban Chỉ huy PCTT&TKCN xã tiếp tục triển khai nhắc nhở người dân trước khi có bão, lũ xảy ra.

Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh thông tin, để có sự chủ động và hiệu quả, năm nay tỉnh chỉ đạo các địa phương sớm triển khai các biện pháp ứng phó bão, lũ, bảo vệ an toàn tính mạng người dân, không để xảy ra thiệt mạng do chủ quan, bất cẩn, lơ là, trừ các trường hợp bất khả kháng. Các địa phương, ban ngành tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức của người dân, luôn nêu cao tinh thần cảnh giác, không chủ quan, tự quản lý, bảo vệ tính mạng của mình và người thân.

Bài, ảnh: Hoàng Triều

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống

Ngày 17/4, Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật tỉnh tổ chức Hội nghị phổ biến Luật Đất đai năm 2024 đến cán bộ các sở ban, ngành, tổ chức, đơn vị phòng chuyên môn thuộc tỉnh, thành phố, huyện, thị xã. Đến dự và chủ trì hội nghị có ông Nguyễn Thanh Bình, UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh.

Đưa những điểm mới của Luật Đất đai năm 2024 vào cuộc sống
Nỗi niềm người dân làm du lịch

Dịch vụ du lịch xứng đáng là ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh Thừa Thiên Huế khi tạo ra công ăn việc làm cho doanh nghiệp và hộ kinh doanh. Tuy nhiên, chúng ta cần phát triển đúng định hướng phát triển của tỉnh và xu hướng du lịch thế giới là chuyên nghiệp hóa hoạt động dịch vụ, thỏa mãn nhu cầu khách du lịch.

Nỗi niềm người dân làm du lịch
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số

Đó là một trong những nội dung thu hút nhiều thảo luận tại Hội nghị “Khoa học cố đô mở rộng về Chuyển đổi số trong y học” diễn ra chiều 28/3. Hoạt động được Hội Thầy thuốc trẻ tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Bệnh viện Trung ương Huế tổ chức.

Vai trò thầy thuốc trẻ trong chuyển đổi số
Return to top