ClockThứ Ba, 25/07/2017 13:16

Bao giờ trở lại trong xanh?

TTH - Mấy năm trở lại đây, sông An Cựu đoạn từ chợ An Cựu chạy về cầu An Tây trở nên ô nhiễm nặng. Nước sông đục ngầu, rác thải trôi nhiều trên sông… khiến cư dân sống hai bên bờ lo lắng về môi trường sống, ảnh hưởng đến mỹ quan đô thị cũng như làm giảm giá trị của dòng sông vốn nổi tiếng ở Huế.

Nhiều miệng cống xả thải thẳng xuống sông An Cựu

Anh Nguyễn Phúc Lương, trở về quê sau hàng chục năm định cư tại Mỹ. Tuổi thơ của anh gắn liền với dòng sông An Cựu. Ngày mới về anh nhận xét, quê hương thay đổi nhiều quá, nhà cao tầng mọc lên nhiều, cư dân sống gần sông đã được giải tỏa, tái định cư khiến cho đường sá đi lại rộng rãi, thoáng đãng…

Trong niềm vui của sự phát triển của quê hương, anh vẫn không khỏi chạnh lòng khi sông An Cựu ngày nay ô nhiễm quá. Anh nói, thời trước, sông An Cựu sạch lắm, người dân ở đây chủ yếu dùng nguồn nước này để tắm gội và sinh hoạt; chiều hè nào anh cũng cùng bạn bè tắm sông An Cựu. Nước trong xanh, mát lạnh, rất thích. Thế nhưng bây giờ…

Cô Lê Thị Mộng Hoa, người dân An Cựu, nay đang sống ở Hà Nội cho biết: “Thuở nhỏ chúng tôi gắn bó với dòng sông An Cựu, từ tắm gội,… cho đến giặt áo quần. Nhưng nay, thì không thể được vì dòng sông quá ô nhiễm. Cứ mỗi lần tôi về thăm quê, lòng lại thấy rất buồn vì dòng sông nổi tiếng ngày nào giờ quá ô nhiễm. Nếu bây giờ, tỉnh không khẩn trương đưa ra các giải pháp bảo vệ, thì sẽ không lâu nữa khi dòng sông ô nhiễm nặng, có tiền cũng chưa chắc đã khắc phục được. Điển hình như ở Hà Nội đang tập trung nguồn lực, nhân lực lớn để làm sống lại 4 dòng sông quá ô nhiễm, gồm sông Tích, sông Đáy, sông Nhuệ, sông Tô Lịch. Nhưng để phục hồi lại như xưa thì có vẻ rất khó. Đây là một bài học đắt giá cho công tác quản lý”.

Sông An Cựu đoạn từ chợ An Cựu về cầu An Tây, qua quan sát của tôi, nhiều cống nước xả thải của người dân ở đường Hải Triều, Đặng Văn Ngữ vẫn thải trực tiếp ra sông. Chợ An Cựu, nơi tập trung rất đông các tiểu thương bán cá bên đường cũng vô tư đổ nước thải, ruột cá xuống sông, gây mùi tanh nồng. Ngoài ra, các quán hàng ăn, quán nhậu mọc lên dày đặc bên đường Hải Triều cũng trực tiếp xả thải ra dòng sông này nên khiến cho đoạn sông ô nhiễm, dòng chảy dường như đứng yên.

Nhiều năm qua, UBND tỉnh cũng đã tích cực trong việc hồi sinh dòng sông An Cựu thông qua các dự án như xây dựng bờ kè hai bên sông, di dời dân cư sống dọc sông, tổ chức nạo vét dòng chảy, vớt bèo… Tuy nhiên, việc hồi sinh sông An Cựu vẫn chưa mang lại kết quả như những ai yêu quý dòng sông này mong muốn; ô nhiễm vẫn xảy ra và ngày càng trầm trọng hơn, khi lượng chất thải từ hai bên bờ vẫn hàng ngày đổ xuống mà chưa được ngăn chặn triệt để.

Để dòng sông An Cựu trở lại giá trị vốn có, cần thiết phải có những giải pháp bền vững lâu dài; trước mắt, chính quyền các cấp thường xuyên đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền cho cư dân, các hộ kinh doanh buôn bán hai bên bờ ý thức bảo vệ dòng sông một cách thiết thực và hiệu quả, để sông An Cựu từng bước hồi sinh trở lại.

Hoàng Trọng

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn

Chiều 6/4, Nhà máy Điện rác Phú Sơn tổ chức lễ khánh thành đi vào hoạt động. Tham dự có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Lê Hoài Trung; cùng đại diện các bộ, ban ngành Trung ương. Về phía tỉnh có ông Lê Trường Lưu, UV Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND, Trường đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Nguyễn Văn Phương, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo các sở, ban, ngành của tỉnh và các huyện, thị xã..

Khánh thành Nhà máy Điện rác Phú Sơn
Tập huấn tái chế rác thải nhựa

Hoạt động trên được Hội LHPN TP. Huế phối hợp với Hội LHPN tỉnh tổ chức ngày 27/3 nhằm phát huy vai trò của phụ nữ trong việc chung tay bảo vệ môi trường, giảm thiểu ô nhiễm rác thải nhựa.

Tập huấn tái chế rác thải nhựa
Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị

Trong một báo cáo ngày 28/2, Liên Hiệp Quốc cho biết thế giới đã tạo ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị vào năm ngoái và lượng rác thải này ước tính sẽ tăng thêm 2/3 vào năm 2050, đồng thời cảnh báo về những tổn thất nặng nề đối với sức khỏe, nền kinh tế và môi trường.

Năm 2023, thế giới đã gây ra 2,3 tỷ tấn rác thải đô thị
Return to top