Thế giới

Bão Hagupit làm tăng tính khẩn cấp của cuộc đàm phán khí hậu

ClockThứ Sáu, 05/12/2014 09:52
TTH.VN - Cơn bão có tên quốc tế Hagupit (theo tiếng địa phương có nghĩa là Ruby) đang hướng thẳng về phía Philippines với sức mạnh được đánh giá là ngang ngửa siêu bão Hải Yến

Tại Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Peru, đại diện phái đoàn Philippines Nera Lauron một lần nữa nhấn mạnh sự cần thiết của một hành động quốc tế nhằm chống lại tình trạng biến đổi khí hậu, mà Philippines là quốc gia cảm nhận rõ nhất những hậu quả của nó.

Bà Nera Lauron nói: “Philippines đã phải hứng chịu nhiều cơn bão và điều đặc biệt là nó đều xảy ra trong thời gian diễn ra các cuộc gặp về khí hậu. Tôi muốn gửi lời kêu gọi khẩn cấp và thiết tha này tới tất cả các nhà đàm phán đang có mặt tại đây, hãy đừng bỏ lỡ cơ hội đạt được một thỏa thuận về biến đổi khí hậu để không có thêm bất kỳ người dân nào phải chịu tác động do biến đổi khí hậu. Cộng đồng thế giới cần cùng nhau hành động để có thể đưa ra một hành động khẩn cấp chống lại tình trạng này, cũng như ngăn chặn những hậu quả của nó”.

Hội nghị Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu lần này là hội nghị cuối cùng trước thời hạn chót các nước phải ký kết được một hiệp định mới thay thế Nghị định thư Kyoto tại hội nghị năm sau ở Paris (Pháp).

Nếu đạt được, đây sẽ là văn kiện đầu tiên mang tính ràng buộc đối với tất cả các nước trong cuộc chiến toàn cầu chống biến đổi khí hậu, buộc các nước phải đưa ra và tuân thủ cam kết về không chế lượng khí thải CO2 gây hiệu ứng nhà kính, một trong những thủ phạm của tình trạng trái đất ấm lên.

Tuy nhiên, trong khi các nước vẫn chưa giải quyết được những bất đồng liên quan tới lợi ích và trách nhiệm, người dân Philippines lại phải hứng chịu một cơn bão mới. Cơn bão có tên quốc tế Hagupit (theo tiếng địa phương có nghĩa là Ruby) đang hướng thẳng về phía Philippines với sức mạnh được đánh giá là ngang ngửa siêu bão Hải Yến. Theo Hãng tin NBC của Mỹ, đây có thể sẽ là cơn bão mạnh nhất 2014 trên toàn cầu.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024

Theo dự báo của hãng tư vấn kinh tế Oxford Economics, giá hàng hóa thực phẩm thế giới sẽ ghi nhận sự sụt giảm trong năm nay, làm giảm áp lực lên giá bán lẻ thực phẩm. Động lực chính đằng sau sự sụt giảm này là “nguồn cung dồi dào” đối với nhiều loại cây trồng quan trọng, đặc biệt là lúa mì và ngô.

Giá lương thực toàn cầu dự báo giảm trong năm 2024
Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
Tổ chức Lao động quốc tế (ILO):
Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu

Hơn 70% lực lượng lao động toàn cầu phải đối mặt với những rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng mỗi năm, Tổ chức Lao động quốc tế (ILO) ngày 22/4 cho biết; đồng thời lưu ý, các chính phủ sẽ cần phải hành động khi những con số tăng lên.

Người lao động thế giới ngày càng gặp rủi ro do biến đổi khí hậu
Return to top