Thế giới Thế giới
Bảo hiểm thế giới chi trả 50 tỷ USD cho thiên tai năm 2016
TTH.VN - Các công ty bảo hiểm trên thế giới đã phải chi trả khoảng 50 tỷ USD cho các thiệt hại do thảm họa thiên nhiên xảy ra hồi năm ngoái, gần gấp đôi so với mức 27 tỷ USD của năm 2015, tờ Reuters ngày 5/1 dẫn nguồn tin từ Tập đoàn tái bảo hiểm Munich Re cho biết.
![]() |
Hai trận động đất xảy ra trên đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản vào tháng 4/2016 gây thiệt hại 31 tỷ USD. Ảnh: Irish Times |
Những trận động đất ở Nhật Bản và lũ lụt ở Trung Quốc, chỉ chiếm 2% tổng thiệt hại được bảo hiểm, là những thảm họa thiên nhiên đắt đỏ nhất trong năm 2016.
"Thiệt hại trong một năm duy nhất rõ ràng là ngẫu nhiên và không thể được xem là xu hướng. Tuy nhiên, tỷ lệ phần trăm cao của những tổn thất không có bảo hiểm, nhất là ở các thị trường mới nổi và những nước đang phát triển vẫn còn là mối quan tâm", Torsten Jeworrek, thành viên Hội đồng quản trị Munich Re nhấn mạnh.
"Hiện nay, có nhiều dấu hiệu cho thấy một số sự kiện như bão mang mưa lớn và mưa đá có nhiều khả năng xảy ra trong một số khu vực nhất định, là kết quả của biến đổi khí hậu", giáo sư Peter Hoppe, Trưởng Đơn vị nghiên cứu rủi ro của Munich Re cho hay.
Hai trận động đất mạnh làm rung chuyển đảo Kyushu, phía nam Nhật Bản hồi tháng 4 năm ngoái gây tổng thiệt hại lên đến 31 tỷ USD, trong khi những trận lũ tại Trung Quốc trong tháng 6 và tháng 7 vừa qua làm tổn thất 20 tỷ USD.
Khu vực Bắc Mỹ cũng hứng chịu nhiều thiên tai trong năm 2016, nhiều hơn so với bất kỳ năm nào kể từ năm 1980, với tổng thiệt hại 10,2 tỷ USD. Trong đó, cơn bão Matthew là thiên tai nghiêm trọng nhất, ảnh hưởng lớn nhất đến Haiti, khiến khoảng 550 người thiệt mạng.
Trên toàn cầu, 8.700 người tử vong do thiên tai trong năm 2016, cho đến nay ít hơn so với 25.400 trường hợp tử vong trong năm 2015 và ít hơn mức trung bình 10 năm với 60.600 trường hợp.
Thanh Ngân (Lược dịch từ Reuters)
- WHO phát cảnh báo "khẩn cấp" về đậu mùa khỉ (02/07)
- Mỹ nhấn mạnh vai trò của hiệp ước không phổ biến vũ khí hạt nhân (02/07)
- Đông Nam Á và tiến trình chuyển đổi năng lượng sạch (02/07)
- Du lịch phục hồi - hàng không toàn cầu “đau đầu” vì thiếu nhân lực (02/07)
- Gạo - cứu cánh của châu Á (02/07)
- Lào thúc đẩy một đoạn trong tuyến đường sắt Lào-Việt Nam (02/07)
- Ấn Độ cấm nhiều loại nhựa dùng một lần để xử lý rác thải (02/07)
- Ngân hàng Thế giới thành lập Quỹ phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch (01/07)
-
Sri Lanka ngừng cung cấp nhiên liệu cho các hoạt động không thiết yếu
- Sự lây nhiễm của đậu mùa khỉ đang “bị xem nhẹ”
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Khối thịnh vượng chung kêu gọi hành động về biến đổi khí hậu
- Tổng thống Mỹ và Pháp tới Munich dự Hội nghị thượng đỉnh G7
- Phục hồi không đều, lạm phát tăng cao ảnh hưởng đến nền kinh tế toàn cầu
- IATA: Ngành hàng không toàn cầu dự kiến sẽ có lãi vào năm 2023
- Bộ trưởng Y tế G20 bàn cách ứng phó các đại dịch trong tương lai
- Chủ nghĩa đa phương và hợp tác - hi vọng cho tiến trình phục hồi kinh tế toàn cầu
-
World Bank: Tỷ lệ “nghèo học vấn” ở trẻ em trên toàn cầu đã tăng lên đến 70%
- EU thông qua kế hoạch cấm bán xe dùng động cơ đốt trong vào năm 2035
- Tăng cường tin cậy chính trị và hợp tác nghị viện giữa Việt Nam và Anh
- Việt Nam tăng 39 bậc chỉ số chất lượng sống tốt nhất thế giới
- Nhiều vấn đề nóng được thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G7
- Biến đổi khí hậu khiến năm 2022 trở nên nóng hơn, nhiều lũ lụt hơn
- G7 công bố kế hoạch cơ sở hạ tầng 600 tỷ USD cho các nước nghèo
- Mỹ vẫn tin tưởng khả năng khôi phục thỏa thuận hạt nhân với Iran
- G7 cam kết viện trợ 5 tỷ USD cải thiện an ninh lương thực toàn cầu
- Du lịch Đông Nam Á đang phục hồi với nhiều thách thức