Chính trị - Xã hội Pháp luật - Cuộc sống
Bạo lực học đường cần được loại bỏ
TTH.VN - Thời gian gần đây, trong giới học sinh chúng em bàn tán xen lẫn âu lo về trường hợp một học sinh lớp 12 đã dùng hung khí đánh thương tích một bạn học sinh lớp 10. Nguyên do xuất phát từ suy nghĩ rằng, bạn học sinh lớp 10 nhỏ mà hỗn xược!
Một môi trường học tập an toàn, lành mạnh là mong muốn của học sinh và toàn xã hội (Ảnh minh họa). Ảnh: HK
Bạo lực học đường đang là vấn đề nan giải của nền giáo dục. Hiện tượng bạo lực ở môi trường học tập diễn ra ngày càng nhiều và có xu hướng ngày càng nghiêm trọng hơn. Đáng lo ngại là nguyên nhân của các cuộc ẩu đả này thường đơn giản như mâu thuẫn ở trường lớp, công kích nhau trên mạng xã hội, thậm chí có khi chỉ là những câu nói đùa cợt thông thường.
Bạo lực học đường không chỉ gói gọn trong việc gây gổ đánh nhau mà còn diễn ra dưới nhiều hình thức khác, như: những hành vi thô bạo, bất chấp luật pháp để ức hiếp, bắt nạt, gây ra những tổn thương về tinh thần và thể xác cho người khác diễn ra trong phạm vi trường học; hoặc là những hành vi xúc phạm bằng lời nói, tấn công tình dục, mang theo vũ khí đến trường…
Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, trung bình mỗi năm có khoảng 1.600 vụ đánh nhau được gây ra bởi học sinh; cứ 5.200 học sinh thì có 1 vụ đánh nhau, cứ 11.000 học sinh thì có 1 học sinh bị thôi học vì bạo lực ở học đường.
Có một sự thật đáng báo động là độ tuổi vi phạm pháp luật hình sự đang ngày càng trẻ hóa, theo thống kê mới đây của Bộ Công an, mỗi tháng có hơn 1.000 người trong độ tuổi vị thành niên phạm pháp. Có rất nhiều yếu tố tác động dẫn đến việc học sinh có hành vi bạo lực học đường. Do đang ở độ tuổi dậy thì, tâm sinh lí chưa ổn định, do sự kích động đến từ bạn bè và muốn chứng tỏ bản thân, đây là những nguyên nhân phổ biến nhất.
Một nguyên nhân khác cũng rất cần được quan tâm, đó là lối ứng xử tiêu cực của bố mẹ hay những người lớn xung quanh như đánh nhau, chửi bới,…đã tác động không nhỏ đến tâm lí của học sinh. Ngoài ra, những trò chơi trên các thiết bị điện tử có tình tiết bạo lực cũng là một trong các nguyên nhân.
Trường PTTH Nguyễn Huệ là một trong những ngôi trường có môi trường học tập rất tốt ở Huế. Ảnh: HK
Bạo lực học đường gây hậu quả rất nặng nề cho cá nhân và xã hội. Việc bị bạo lực trong chính môi trường học tập của mình khiến nạn nhân rất dễ bị tự ti, mặc cảm hay thậm chí có những suy nghĩ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tính mạng bản thân. Những học sinh có hành vi bạo lực nhiều bạn vì những sai lầm nhất thời đã trượt dài vào con đường phạm pháp nếu thiếu sự quan tâm uốn nắn, dìu dắt của người lớn. Không khí trong các gia đình sẽ trở nên căng thẳng, xáo trộn; trường học cũng sẽ trong tình trạng bất an và sợ hãi, sự trong sáng lành mạnh của môi trường học đường bị tổn hại...
Để tránh được các hành vi bạo lực học đường, theo em, bản thân mỗi học sinh cần có ý thức rèn luyện bản thân, chấp hành nội quy nhà trường, biết vâng lời bố mẹ và không nghe theo lời xúi giục của bạn bè xấu. Với nhà trường, rất cần có những hoạt động tuyên truyền về bạo lực học đường, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh, đồng thời có những biện pháp nghiêm khắc cho những hành vi không chuẩn mực với đạo đức học sinh.
Hoàng Anh (HS Trường PTTH Hai BàTrưng)
- Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa: Bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử (26/01)
- 93 năm Ngày thành lập Đảng: “Hướng về cơ sở”, “nói cho dân hiểu”, “làm cho dân tin” (26/01)
- Quá trình hình thành chủ trương chiến lược Xuân Mậu Thân 1968 (26/01)
- Tản mạn về nhân tài (25/01)
- Không còn là giấc mơ (25/01)
- Chia sẻ dữ liệu mở để phát triển kinh tế số, xã hội số (25/01)
- Năng lượng cho một chu kỳ mới (25/01)
- Điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH từ năm 2023 (25/01)
-
93 năm Ngày thành lập Đảng: “Hướng về cơ sở”, “nói cho dân hiểu”, “làm cho dân tin”
- Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa: Bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử
- Quá trình hình thành chủ trương chiến lược Xuân Mậu Thân 1968
- Điều chỉnh mức tiền lương và thu nhập đóng BHXH từ năm 2023
- Năng lượng cho một chu kỳ mới
- Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm
- Tết của những người lính xa nhà
- Kiều bào và khát vọng cống hiến cho cội nguồn, đất nước
- Tết đầm ấm của những người công nhân Việt Nam tại Liên bang Nga
- Điểm sáng trong công tác tuyển quân ở huyện miền núi Nam Đông
-
Phát hiện đường dây liên quan đến hành vi trốn thuế, sử dụng hóa đơn bất hợp pháp
- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy Phan Ngọc Thọ thăm, chúc Tết Phòng An ninh chính trị nội bộ - Công an tỉnh
- Động lực lên thành phố
- Nhận định thời tiết dịp Tết nguyên đán Quý Mão 2023
- Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy chúc Tết Công an TX. Hương Thủy
- Hạn chế thấp nhất tình trạng kẹt xe, ùn tắc giao thông dịp tết
- Điểm sáng trong công tác tuyển quân ở huyện miền núi Nam Đông
- Cha và con và…
- Bí thư Tỉnh ủy Lê Trường Lưu chúc tết cán bộ, chiến sĩ Công an tỉnh trong ngày đầu năm mới
- Lãnh đạo Công an tỉnh và Thành ủy Huế chúc tết cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ đêm giao thừa
-
93 năm Ngày thành lập Đảng: “Hướng về cơ sở”, “nói cho dân hiểu”, “làm cho dân tin”
- Chiến thắng Ngọc Hồi-Đống Đa: Bản anh hùng ca bất hủ trong lịch sử
- Quá trình hình thành chủ trương chiến lược Xuân Mậu Thân 1968
- Năng lượng cho một chu kỳ mới
- Thời tiết ngày mùng 3 Tết: Bắc Bộ, Trung Bộ trời chuyển rét đậm