ClockChủ Nhật, 26/03/2017 16:09

Bạo lực, tham nhũng đe doạ tiến bộ của giáo dục ở Afghanistan

TTH.VN - Hơn 3,5 triệu trẻ em, chiếm khoảng 1/3 số trẻ em ở Afghanistan, không đến trường trong năm học vừa mới bắt đầu hồi giữa tuần trước, và con số này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng, Reuters đưa tin.

24 triệu trẻ em trên thế giới thất học bởi chiến tranh

Nhiều trẻ em Afghanistan phải đi học trong điều kiện thiếu tốn nghiêm trọng. Ảnh: News

Tiến bộ trong ngành giáo dục trẻ nhỏ của Afghanistan đang bị đe doạ, khi tình trạng bất an ninh và tham nhũng đang gia tăng, thêm nhiều trường học bị đóng cửa và các nguồn tài trợ quốc tế cũng giảm sút, làm suy yếu một hệ thống đang gặp khó khăn ở quốc gia này.

Trước đó, sự gia tăng số trẻ em được đến trường, từ chưa tới 1 triệu trẻ khi Taliban bị lật đổ năm 2001 lên tới hơn 7 triệu học sinh hiện nay, đã được coi là thành công lớn trong nỗ lực tái thiết Afghanistan sau hàng thập kỷ chiến tranh. Tuy nhiên, những tiến bộ trong việc tuyển sinh đã bị đình trệ, nguồn tiền dành cho các trường học mới bị bỏ phí và hàng ngàn "giáo viên ma" đã gây hại cho chất lượng giáo dục.

Hơn 3,5 triệu trẻ em, chiếm khoảng 1/3 số trẻ em ở Afghanistan, không đến trường trong năm học vừa mới bắt đầu hồi giữa tuần trước, và con số này dự đoán sẽ còn tiếp tục gia tăng.

Phát ngôn viên Bộ Giáo dục Mujib Mehrdad nói rằng, thật khó để nói chính xác có bao nhiêu trẻ em đã bỏ học, nhưng tình hình đã xấu đi sau nhiều năm nỗ lực và đạt được những tiến bộ.

Năm ngoái, tình trạng mất an ninh gia tăng đã buộc 1.006 trường phải đóng cửa, tăng gấp đôi so với số lượng năm 2015, ông Mujib cho biết thêm. Tổ chức Cứu trợ Trẻ em cũng dự đoán tổng số trẻ Afghanistan bỏ học sẽ tăng hơn 400.000 người trong năm nay do tình trạng mất an ninh.

Trường tiểu học Kobi ở Kandahar là điển hình cho điều kiện nghèo nàn ở nhiều trường học nơi đây. Được thiết kế cho 1.500 trẻ em, nhưng chỉ có khoảng 2/3 số trẻ đến lớp. Học sinh Shamsiya Jan, 9 tuổi, cho biết: "Chúng tôi không có ghế, không có bàn học, không có lớp học, chúng tôi cũng không có điện hoặc các khu thể thao".

Trong khi đó cô Sharifullah Sahrif, một giáo viên, nói rằng nhiều bậc cha mẹ giữ bọn trẻ ở nhà vì sợ bị bắt cóc và bạo lực.

Tổ chức Hỗ trợ quốc tế - USAID đã dành khoảng 868 triệu USD cho chương trình giáo dục của Afghanistan - đã giúp cho hàng triệu trẻ em được đến trường nhưng những tiến bộ này diễn ra không đồng đều và Afghanistan có tỷ lệ trẻ em không học tiểu học cao thứ ba, chỉ sau Liberia và Nam Sudan.

Theo Bộ Giáo dục, 9,2 triệu trẻ em được chính thức đăng ký, nhưng khoảng 2 triệu đứa trẻ không tham dự.

Một cuộc điều tra của chính phủ vào năm 2015 đã phát hiện ra nhiều cáo buộc về biển thủ, về các “trường học ma, giáo viên ma” không hề tồn tại, nhưng vẫn được ghi chép trong các báo cáo nhằm nhận được các khoản tài trợ.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Reuters & UN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Sắc Huế trong em”

Đây là chủ đề hội chợ trường học lần thứ V, năm học 2023 – 2024 do Trường tiểu học Vĩnh Ninh tổ chức ngày 24/3.

“Sắc Huế trong em”
Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp

Chuẩn bị nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế cũng như thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện về giáo dục và đào tạo, năm 2024, TP. Huế triển khai nhiều giải pháp nhằm đổi mới, phát triển giáo dục nghề nghiệp (GDNN).

Đổi mới và phát triển giáo dục nghề nghiệp
“Hạnh phúc cho em”

Sáng 16/3, hàng trăm phụ huynh và học sinh đã tham dự những hoạt động ý nghĩa trong chương trình “Hạnh phúc cho em” do Hội Bảo vệ Quyền trẻ em (BVQTE) tỉnh cùng Sở Văn hóa và Thể thao phối hợp tổ chức.

“Hạnh phúc cho em”
​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo

Từ ngày 5/3 đến 15/3 Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Tỉnh phối hợp với Trung tâm Y tế, Phòng Giáo dục và Đào tạo các huyện A Lưới, Phú Lộc, Phong Điền, Phú Vang kiểm tra, giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các trường học có bán trú thuộc 25 xã nghèo.

​Giám sát, hỗ trợ công tác dinh dưỡng học đường tại các xã nghèo
Return to top