ClockThứ Tư, 01/06/2016 14:22

Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn

Đề án “Bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn - Di sản tư liệu thuộc Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á-Thái Bình Dương” vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

Triển lãm văn bản hành chính Nhà nước nhìn từ Châu bản triều Nguyễn tại Thừa Thiên-Huế. (Ảnh: Hồ Cầu/TTXVN)

Đề án nhằm bảo quản an toàn tài liệu Châu bản triều Nguyễn, hạn chế sự hư hỏng của tài liệu nhằm gìn giữ tài liệu lâu dài; phát huy giá trị khối tài liệu Châu bản triều Nguyễn thông qua việc đổi mới và mở rộng các hình thức quảng bá, tuyên truyền nhằm giới thiệu cho công chúng trong và ngoài nước tiếp cận, hiểu được giá trị nội dung, ý nghĩa của tài liệu Châu bản triều Nguyễn; phục vụ công tác nghiên cứu lịch sử, góp phần vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt Nam; góp phần giáo dục truyền thống lịch sử và văn hóa Việt Nam cho thế hệ trẻ thông qua khối Di sản tư liệu thế giới quý hiếm này.

Giai đoạn I của Đề án từ năm 2016-2020 tổ chức thực hiện công tác bảo quản tài liệu Châu bản triều Nguyễn.

Cụ thể, tu bổ các tài liệu bị hư hỏng; xử lý tài liệu Châu bản bị hư hỏng nặng; ghi phim bảo hiểm tài liệu; bổ sung trang thiết bị bảo quản tài liệu.

Bên cạnh đó, tổ chức thực hiện công tác phát huy giá trị tài liệu Châu bản triều Nguyễn như biên soạn, xuất bản các ấn phẩm giới thiệu tài liệu; trưng bày, triển lãm ở trong nước và nước ngoài; làm phiên bản; xây dựng các bộ phim tài liệu; hội thảo chuyên đề; làm các sản phẩm quà tặng quảng bá tài liệu.

Đồng thời, xây dựng cơ sở dữ liệu quản lý, khai thác tài liệu Châu bản: Xử lý 64 cuộn microfilm do Mỹ thực hiện từ những năm 60 của thế kỷ XX để bổ sung cho những tập Châu bản gốc bị thiếu; số hóa tài liệu Châu bản; bổ sung, hoàn thiện Mục lục hồ sơ tài liệu Châu bản bằng tiếng Việt và tiếng Anh để phục vụ công tác quản lý, tra tìm và khai thác sử dụng.

Đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, kỹ thuật cho những người làm trực tiếp công tác bảo quản và phát huy giá trị tài liệu; hợp tác, trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về bảo quản và phát huy giá trị tài liệu Châu bản.

Giai đoạn II của Đề án từ năm 2021-2025 hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cấp phần mềm quản lý và khai thác tài liệu Châu bản; mở rộng trang thông tin điện tử giới thiệu tài liệu Châu bản bằng tiếng Trung, tiếng Pháp; tiếp tục thực hiện trưng bày, triển lãm tài liệu; làm phiên bản; xây dựng các bộ phim tài liệu; hội thảo chuyên đề; làm các sản phẩm quà tặng quảng bá tài liệu Châu bản triều Nguyễn; giới thiệu tài liệu Châu bản triều Nguyễn vào các trường học; hợp tác trao đổi với các nước, các tổ chức quốc tế về quảng bá, phát huy giá trị di sản tư liệu thế giới; tiếp tục đào tạo bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ trực tiếp thực hiện Đề án.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”

Sáng 16/4, Đảng ủy Quân sự tỉnh tổ chức sơ kết 3 năm thực hiện Kết luận (KL) số 01 của Bộ Chính trị khoá XIII về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị khoá XII về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh và 2 năm thực hiện Nghị quyết (NQ) số 847 của Quân uỷ Trung ương về phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân trong tình hình mới.

Tiếp tục phát huy phẩm chất “Bộ đội Cụ Hồ”
Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang

Công tác đoàn và phong trào thanh niên trong lực lượng vũ trang (LLVT) tỉnh đã có bước phát triển toàn diện cả chiều rộng, lẫn chiều sâu; thực sự là lực lượng nòng cốt, xung kích đi đầu trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị.

Phát huy sức trẻ trong lực lượng vũ trang
Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

Hàng chục ngàn hiện vật với rất nhiều chất liệu, kích thước thuộc Bảo tàng Lịch sử Thừa Thiên Huế đang được đóng gói một cách cẩn thận chuẩn bị cho việc dời về địa chỉ mới ở số 268 Điện Biên Phủ, TP. Huế.

Di chuyển hàng ngàn hiện vật về nơi mới

TIN MỚI

Return to top