“Bảo tàng” độc đáo của hai anh Hùng
TTH - Cùng tên hùng, cùng có thú sưu tầm những món đồ dùng đã đi vào dĩ vãng, cả hai đều có một “bảo tàng” nho nhỏ để thỏa niềm đam mê không giống ai…
Lắp ghép ký ức
Nằm trong con hẻm ở phường Kim Long (TP Huế), phòng khách nhà anh Nguyễn Ngọc Hùng được “trang hoàng” bằng nhiều vật dụng lạ. Đó là chiếc điện thoại quay bằng tay, chiếc đèn bão tuổi đời 30 năm, quạt tai voi, máy quay Rigonda (Liên Xô cũ)… Chưa hết, tầng 2 nhà biến thành gian triển lãm và gara xe thành nơi trưng bày bộ sưu tập xe máy độc đáo của người đàn ông ngoài 50 này.
![]() |
Bên trong gian hàng "Hùng điện" |
Bên chén trà, anh Ngọc Hùng trải lòng: “Nghe ở đâu có triển lãm, trưng bày, rao bán là mình tìm tới. Gặp món đồ nào trước đây gia đình từng có mình đều xin mua. Hôm nay chưa đủ tiền thì tích cóp, đến khi nào có được thì thôi. Tất cả là vì muốn có được một không gian với ký ức như xưa về ngôi nhà của cha mẹ và hình ảnh những người thân trong gia đình”.
Để có được mấy trăm món trong bộ sưu tập ấn tượng như hiện nay, anh Hùng mất khá nhiều thời gian, công sức đầu tư và đeo đuổi. “Như chiếc máy JVC-PC-V33 vốn của một người bạn thân. Sản phẩm này chỉ các nước Bắc Mỹ, Đông Âu, Tây Âu mới có, ở Việt Nam chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hơn 12 năm để ý, gạ gẫm, cuối cùng người bạn mới chịu cho mình đổi cái máy mới lấy máy cũ. Rồi bộ sưu tập trang phục bộ đội: chiếc áo Tô Châu thu đông mất một hạt cúc, muốn có nó phải mua 300 nghìn qua giới sưu tầm; gần 2 năm sau, mình có thêm chiếc khăn dù với giá 600 nghìn một mét vuông”, anh Ngọc Hùng kể. Tốn kém và kỳ công là vậy nhưng theo anh: “Tiền không đủ có thể tích cóp chứ sợ nhất là người ta không chịu nhường/ bán. Mình xem như đây là một trò chơi lắp ghép từng mảnh ký ức gia đình nên cần sự kiên trì và cả những mối duyên trong hành trình tìm kiếm”.
Thứ khiến anh Hùng tự hào nhất và không ngớt dành thời gian nói về nó chính là bộ sưu tập những chiếc xe máy, xe đạp 30-50 năm tuổi. Có chiếc khi mua về chỉ là sắt vụn nhưng tất cả đều được anh đầu tư, sửa chữa để vụ việc đi lại. Những đồng nghiệp anh ở Hội Chữ thập đỏ tỉnh mắt tròn mắt dẹt khi thấy mỗi ngày anh diện một mốt xe. “Mỗi sáng cuối tuần đến quán cà phê, tôi thường đi chiếc Simson nữ hoặc Star, Svabor... những người trung niên trong quán đổ ra xem, bình phẩm vui lắm. Tôi biết họ đang kể về gia đình mình với những hoài niệm. Lúc đó mình thấy vui vì đánh thức một ký ức đẹp bị lãng quên”, anh tự hào.
Có trong tay “bảo tàng” riêng đáng tự hào nhưng anh Ngọc Hùng cho biết sẽ không dừng lại ở đó. “Còn những món đồ đắt tiền hơn mình đang nhắm và đang dành dụm”, anh cười đầy bí ẩn.
Lưu giữ hoài niệm cho người đời
Cuối đường Phan Đăng Lưu (TP Huế), những người mê đồ điện cổ đều biết đến tiệm “Hùng điện” của ông chủ Nguyễn Văn Hùng. Gian hàng nhỏ của anh được bày trí chẳng khác nào một “bảo tàng’ cá nhân thu nhỏ. Hơn 300 cassette qua các thời kỳ, đầu đọc đĩa than, đầu băng cối, đồng hồ cổ, quạt cổ, đèn cổ… Món “trẻ” nhất 30 tuổi, món “già” nhất ngoài 100 tuổi. “Ngoài phục vụ kinh doanh, vì mê mấy thứ này nên mình sưu tầm và trưng bày luôn tại quán. Có điều kiện đi ngoại tỉnh, mình săn lùng ở các phố đồ cổ, hay tìm kiếm trên diễn đàn chung của những người cùng chơi để trao đổi, chuyển nhượng. Cửa hàng nhỏ này cũng là nơi giới sưu tầm đồ điện cổ Sài Gòn, Hà Nội tìm đến trao đổi thông tin”.
Nhiều khách hàng tìm đến “Hùng điện” để tìm những linh kiện, thiết bị thay thế cho những đồ điện tử lớn tuổi trong nhà. Vài người trong số đó đến để ngắm nhìn, ôn lại chuyện xưa về một kỷ vật tương tự như thứ đang nằm trên gian trưng bày. “Một khách hàng sau khi đến chơi vài lần nhờ tôi mua giùm bộ AKAI và âm ly với giá gần 20 triệu đồng để thỏa ước nguyện người cha lớn tuổi vì ông muốn nghe lại âm thanh xưa cách đây 40 năm”, anh chia sẻ. Buôn bán không mấy vì chủ yếu là hàng đọng, mỗi ngày mở cửa tiệm, chủ nhân “bảo tàng” nhỏ mất gần 2 tiếng để lau chùi bụi bặm, chăm chút cho những đứa con tinh thần. Thi thoảng, chủ và thợ lại mở những đĩa than nghe nhạc rồi cùng nhau ngâm nga, thưởng thức, bàn luận một cách sành điệu như giới phong lưu ngày xưa.
L. Tuệ
- 11 đội tham gia Vòng chung kết “Liên hoan Dân vũ quốc tế lần thứ V” (19/05)
- 3 vở diễn tham dự Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc năm 2022 (19/05)
- Sôi động Ngày hội dân vũ “Vũ khúc tháng 5” (18/05)
- Bế mạc Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi (18/05)
- Giới thiệu văn hóa Huế trên đất Pháp (18/05)
- Độc đáo lễ hội Mừng lúa mới của người Cơ Tu vùng cao Nam Đông (18/05)
- Công bố lịch chương trình Tuần lễ Festival Huế 2022 (18/05)
- Bảo tồn, phát huy giá trị bản sắc và đặc trưng văn hóa đồng bào các dân tộc miền núi (17/05)
-
Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Vươn lên khẳng định thương hiệu, bảo tồn các giá trị di sản văn hóa Huế
- Thăm cố hương Văn hàn ty Nguyễn Đình Huy
- Ẩm thực - chất liệu tạo nên nền kinh tế
- Ngày hội “Huế - Kinh đô ẩm thực” sẽ diễn ra từ 30/4 - 1/5
- 23 thí sinh vào vòng chung kết cuộc thi “Tỏa sáng cùng âm nhạc”
- Tìm đường sách cho Huế
- Tiếp nhận tài liệu của các nhà văn, nhà thơ Thừa Thiên Huế và Đại tá Hà Văn Lâu
-
Đội mưa xem lễ rước Phật
- Diễu hành xe hoa mừng Phật đản
- Bế mạc và trao giải Liên hoan văn nghệ quần chúng giai điệu tự hào huyện Phú Vang
- Mùa dâu tằm tím ngát
- Tranh trên đá cuội
- Hai bức ảnh quý về Bác Hồ với nhà thơ Thanh Hải
- Dàn dựng vở tuồng “Hồn thiêng sông núi” dự thi Liên hoan Tuồng và Dân ca kịch toàn quốc
- Nên “review”, nhưng đừng thái quá!
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc
-
Trưng bày sản phẩm thủ công truyền thống và triển lãm tại ngày hội các dân tộc
- Đặc sắc không gian sản phẩm thủ công, ẩm thực vùng cao
- Tìm thấy những bản Lục Vân Tiên viết bằng chữ Thái cổ ở Sơn La
- Ngày hội “Văn hóa, Thể thao và Du lịch các dân tộc miền núi” diễn ra trong 3 ngày
- Phác họa cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của Đại tướng Nguyễn Chí Thanh