Bảo tồn giá trị văn hóa cồng chiêng, nhìn từ Nam Đông
TTH - Với “sứ mệnh” của mình, các nghệ nhân ở huyện miền núi Nam Đông, hăng say, tích cực “truyền lửa” cho thế hệ con cháu để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa cồng chiêng của dân tộc Cơ Tu.
Đã đến cái tuổi gần 80 và có hơn 60 năm gắn bó với cồng chiêng, già làng Ra Pát Gróoc ở xã Thượng Long, huyện Nam Đông quý cái cồng, cái chiêng như chính bản thân mình. Đó không đơn thuần chỉ là niềm đam mê mà còn là “sứ mệnh” được lưu truyền từ thế hệ này đến thế hệ khác. Ông luôn mong muốn sớm được truyền dạy lại cho thế hệ con cháu những nét tinh hoa và kinh nghiệm thực tiễn của bản thân đúc kết được khi chơi loại nhạc khí độc đáo này. Già làng Ra Pát Gróoc bộc bạch: “Mình già rồi, chân tay yếu đi nhiều, không còn linh hoạt như ngày xưa nữa. Mình mong muốn truyền lại cho con cháu biết truyền thống của dân tộc. Cái cồng, cái chiêng là nhạc cụ có từ lâu đời, nó đã gắn bó với bao chuyện vui buồn của người đồng bào Cơ Tu chúng tôi”.
Cồng chiêng là nét đẹp văn hóa truyền thống đã gắn bó với cuộc sống của người đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Cơ Tu, huyện Nam Đông nói riêng từ bao đời nay, nhưng nay nét đẹp độc đáo đó đang đứng trước nguy cơ mai một, nguyên nhân bắt nguồn từ những biến đổi trong đời sống vật chất tinh thần của cư dân, sự thay đổi trong phương thức canh tác, mối quan hệ giữa con người với môi trường tự nhiên, sự bùng nổ công nghệ thông tin… Trước thực trạng đó, huyện Nam Đông đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thông qua các nghệ nhân mở lớp dạy cách sử dụng các loại nhạc cụ truyền thống của người Cơ Tu, qua đó người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ phần nào ý thức hơn công tác bảo tồn và phát huy giá trị của loại nhạc khí này. Anh A Rét Châu, học viên lớp cồng chiêng thổ lộ: “Tham gia lớp học, trước hết là trách nhiệm, sau nữa là để nối tiếp truyền thống của cha ông mình. Đây là việc làm ý nghĩa, bổ ích giúp thế hệ trẻ hiểu thêm và gìn giữ nét đẹp truyền thống của dân tộc mình. Sau này, mình lại tiếp tục truyền lại cho con cháu của mình”.
Già làng Hồ Văn Vược, xã Thượng Long, cho biết thêm: “Lớp học này rất ý nghĩa, chúng tôi sẽ truyền dạy hết mình để con cháu hiểu những nét tinh hoa của cồng chiêng”.
Trước thực trạng nhiều bản sắc văn hóa tốt đẹp của dân tộc Cơ Tu bị thất truyền, mai một, không được người dân, đặc biệt là thế hệ trẻ quan tâm, trong đó có văn hóa cồng chiêng, những lớp truyền dạy cồng chiêng cần sớm được nhân rộng đến nhiều địa phương để người dân tiếp tục gìn giữ, phát huy giá trị văn hóa, nghệ thuật bản sắc dân tộc. Từ đó nâng cao ý thức bảo tồn văn hóa công chiêng giữa các thế hệ, góp phần tạo sự đa dạng về văn hóa của dân tộc Cơ Tu trên địa bàn Nam Đông.
Văn Phúc – Tiến Dũng
- Lắng nghe giai điệu dân tộc cùng các cô gái Charm Band (26/06)
- Cơ hội “tỏa sáng” cho các nhóm nghệ sĩ trẻ (26/06)
- Phía sau nỗi buồn (26/06)
- Lễ hội sông Hương (26/06)
- Góc cối xay đến hẻm gió và sách (26/06)
- Trang nghiêm lễ cung nghinh hương linh bà Trần Thị Đạo (26/06)
- Khám phá bộ môn nghệ thuật thứ 9 cùng tranh của họa sĩ Dany (26/06)
- Rộn ràng sắc màu văn hóa trên đường phố (26/06)
-
Cơ hội “tỏa sáng” cho các nhóm nghệ sĩ trẻ
- Xem phim “Em và Trịnh”
- Kỳ thú ngắm hàng trăm mẫu vật hóa thạch về nguồn gốc của sự sống
- Tà áo dài đầu tiên của tôi
- Quảng diễn nghệ thuật tuồng Huế
- Tổng duyệt chương trình khai màn Festival Huế 2022
- Triển lãm hơn 950 tác phẩm bonsai, phong lan và đá cảnh
- Âm nhạc Trịnh Công Sơn đồng hành cùng Festival Huế
- Ốc xót
- Tiếp tục là cầu nối để văn hóa & nghệ thuật giao thoa
-
Công bố giá vé chương trình nghệ thuật khai màn tuần lễ Festival Huế 2022
- Chuỗi 8 ngày đêm thưởng thức ẩm thực chờ đợi du khách
- Tưởng niệm ngày thất thủ Kinh đô
- Tổng duyệt chương trình khai màn Festival Huế 2022
- Những điều tốt đẹp
- Bản sắc Huế sẽ giao thoa tinh hoa các vùng miền trong nước và quốc tế
- Giữ thương hiệu của Festival Huế gắn với phát triển kinh tế du lịch
- Bộ phim “Em và Trịnh” có giá trị đối với mảnh đất và con người Huế
- Sắc màu văn hóa hội tụ về Cố đô Huế
- Triển lãm hơn 950 tác phẩm bonsai, phong lan và đá cảnh