ClockThứ Tư, 23/09/2020 11:57

Bảo tồn giống quýt Hương Cần

TTH.VN - Đây là chương trình do ông Phan Khân, Phó Giám đốc Trung tâm dịch vụ Nông nghiệp thị xã Hương Trà (Trung tâm) làm chủ nhiệm thực hiện tại thôn Giáp Kiền, xã Hương Toàn thông qua nguồn vốn sự nghiệp khoa học công nghệ năm 2020 hỗ trợ tại địa phương.

Người dân Hương Cần thu hoạch quýt tránh mưa lũPhục hiện bánh cung đình triều Nguyễn

Giống quýt Hương Cần được ghép vào thân bưởi chua mua từ Hà Nội chuẩn bị chuyển giao cho các hộ nông dân ở thôn Giáp Kiền, Hương Toàn

Chương trình được thực hiện thí điểm vào tháng 7/2020 qua tập huấn kỹ thuật cho 10 hộ nông dân tại xã Hương Toàn. Phương pháp thực hiện bằng cách tuyển chọn giống từ những gốc quýt Hương Cần phát triển tốt, năng suất cao đem ghép mắt cỡ nhỏ vào 700 cây bưởi chua được mua tại Hà Nội. Tại thời điểm này, hơn 90% gốc ghép đang phát triển tốt, dự kiến vào tháng 10 đến sẽ chuyển cho các hộ nông trồng thí điểm và nhân rộng trên địa bàn toàn xã.

Ông Phan Khân chia sẻ, so với các giống cây ăn quả khác, quýt Hương Cần từng là đặc sản tiến vua mang lại thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên những năm gần đây do thiên tai lũ lụt, quýt Hương Cần bị thoái hóa, số cây sống còn lại ở Hương Cần mà chủ yếu là thôn Giáp Kiền chỉ đếm trên đầu ngón tay. 

Tin, ảnh: Song Minh

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã

Ngày 7/4, Dự án Quản lý rừng bền vững và Bảo tồn đa dạng sinh học (VFBC) phối hợp với Trường đại học Nông Lâm (Đại học Huế) tổ chức buổi tọa đàm: Sinh viên với hành động vì động vật hoang dã.

Tuổi trẻ với sứ mệnh bảo tồn động vật hoang dã
Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi

Sau 5 năm triển khai, Đề án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản nghệ thuật bài chòi trên địa bàn tỉnh dù đạt nhiều thành quả nhưng vẫn đối mặt rất nhiều khó khăn. Trong đó phải kể đến môi trường diễn xướng cho loại hình di sản này vẫn chưa nhiều và có nhiều thay đổi theo chiều hướng hiện đại, chương trình quảng bá chưa rộng rãi nên chưa thu hút người tham gia…

Tìm hướng bảo tồn di sản nghệ thuật bài chòi
Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống

Là địa phương có khá nhiều nghề, nghề truyền thống (NTT) và làng nghề truyền thống (LNTT) nên để khôi phục, bảo tồn và phát triển, TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, chính sách hỗ trợ góp phần giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái, thúc đẩy chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp.

Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề truyền thống
Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn

Hội Khoa học Lịch sử tỉnh Thừa Thiên Huế vừa cho ra mắt cuốn sách: Giá trị văn hóa thời Nguyễn, gồm 23 bài viết với 380 trang. Các bài viết đã nhìn nhận một cách toàn diện, khách quan, mang tính chất tổng kết nghiên cứu di sản Cố đô Huế, góp phần làm rõ giá trị văn hóa truyền thống và bản sắc văn hóa Huế.

Bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa thời Nguyễn
Hương Toàn với hành trình “lên phố”

Bám sát định hướng quy hoạch của tỉnh và thị xã Hương Trà, xã Hương Toàn đề ra được các giải pháp căn cơ để từng bước xây dựng địa phương đạt các tiêu chí trở thành phường nội thị.

Hương Toàn với hành trình “lên phố”
Return to top