ClockThứ Ba, 30/06/2020 16:43

Bảo tồn phải luôn nằm trong phát triển

TTH.VN - Nhiều ý kiến đồng tình quan điểm nói trên tại hội thảo “Cân bằng giữa phát triển và bảo tồn – câu chuyện thực tiễn cho Thừa Thiên Huế” vừa được Viện Nghiên cứu phát triển cùng với Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp tổ chức sáng 30/6.

Xây dựng môi trường sống để quảng bá du lịch“Văn hóa phải là nguồn lực cho sự phát triển”Bảo tồn và nâng cao vị thế di sảnBảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa di sản của vùng đất

Đại biểu Quốc hội – luật sư Trương Trọng Nghĩa nói rằng Huế đang làm rất tốt chuyện cân bằng giữa phát triển và đầu tư

Rất nhiều góp ý, trao đổi về câu chuyện phát triển gắn liền với bảo tồn đô thị Huế, mà di sản là một phần không thể tách rời. Đáng chú ý, khi hai diễn giả chính của hội thảo là Đại biểu Quốc hội – luật sư Trương Trọng Nghĩa và chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương đã có rất nhiều ý kiến thú vị cùng với sự thắc mắc, trải lòng của những người yêu Huế, trong đó có rất nhiều bạn trẻ.

Ông Trương Trọng Nghĩa cho biết, đây là đề tài của thế giới, nó luôn là mối quan tâm, tồn tại, nhất là với các quốc gia đang phát triển và Việt Nam cũng không ngoại lệ. Việc phát triển gắn liền với bảo tồn có vai trò vô cùng quan trọng, có yếu tố bảo vệ chủ quyền, an ninh quốc phòng. Phát triển là việc nhất định phải làm, nhưng quá trình đó phải bảo tồn được những gì mà cha ông đã để lại. Việc bảo tồn đó còn tạo nên nguồn thu.

Vì thế, việc bảo tồn là một hướng để phát triển, phát triển theo hướng hướng về tương lai, có văn hóa và lòng tự hào của dân tộc. “Tôi nghĩ rằng, lãnh đạo mỗi tỉnh thành đều có quan điểm, áp lực khác nhau. Nhưng nếu nghĩ đến tương lai, nghĩ mình có năng lực về việc bảo tồn để phục vụ phát triển thì chúng ta tin rằng sẽ giải quyết được sự nhập nhằng giữa bảo tồn và phát triển”, ông Nghĩa nhấn mạnh.

Nói về việc bảo tồn và phát triển Huế, ông Nghĩa khâm phục, trân trọng những gì chính quyền, người dân làm được trong thời gian gần đây, đặc biệt cá nhân Chủ tịch UBND tỉnh Phan Ngọc Thọ. Ông Nghĩa dẫn chứng, nhiều năm về trước đi quanh khu vực Kinh thành Huế và không khỏi buồn lòng khi chứng kiến cảnh nhà dân san sát, sập xệ, cây cối um tùm. Nhưng thời điểm này, Huế đã thay đổi một cách tích cực, khi cả chính quyền cùng người dân đồng lòng thực hiện “chiến dịch” di dời.

Người dân sống ở Khu vực 1 Kinh thành Huế dọn dẹp nhà cửa, trả lại mặt bằng cho di sản

Việc làm này không chỉ giúp người dân có cuộc sống tốt hơn mà còn giúp việc bảo tồn di sản thuận lợi, để từ đó phát huy được những giá trị của Huế. “Bảo tồn Huế bởi đó không chỉ là báu vật của cả nước. mà còn là niềm tự hào” – ông Nghĩa tiếp tục nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, nhưng ở một góc nhìn khác, chuyên gia kinh tế Trần Sĩ Chương cho rằng, việc bảo tồn và phát triển cuối cùng cũng vì phục vụ con người. Vì thế, quá trình bảo tồn và phải triển cần nhận được sự đồng thuận của xã hội, mà cụ thể là Nhà nước, người dân, chuyên gia và nhà đầu tư.

Là người con của Huế, dù có đi đâu, làm gì Huế với ông Chương là niềm tự hào. Nếu nói ấn tượng nhất về Huế, ông bảo đó là dòng sông Hương thơ mộng. Ở đó, ông thấy được hình ảnh cha ông, hồn của Huế luôn hiện hữu trong mình. “Sông Hương như “bàn thờ” hay phòng khách của ngôi nhà của chúng ta. Nó có vai trò vô cùng quan trọng, làm gì thì làm, xin đừng đụng đến”, ông Chương trải lòng. Đó cũng là lý do, khi cùng nhiều chuyên gia về tìm hiểu đề đầu tư, ông Chương khuyên họ phải trách xa bờ sông Hương và đi tìm “vùng đất mới” để đầu tư. Như thế vừa giúp cho Huế phát triển mà cũng là cách để bảo tồn những gì Huế đang có.

Ông Chương vừa dứt lời, võ sư Nguyễn Văn Dũng ngay lập tức nói: đồng ý! Ông Dũng ngắn gọn: Sông Hương là “thần thái, cốt cách, linh hồn” của Huế. Người xưa đã có công gìn giữ, người nay và hậu thế cần phải tiếp tục đảm nhận vai trò đó.

Chia sẻ quan điểm của mình, TS Thái Kim Lan liên hệ việc cân bằng giữa phát triển và bảo tồn chẳng khác gì sáng tạo dựa trên nền di sản. Nghĩa là từ di sản, hậu thế có thể phát triển theo chiều hướng dựa trên nền tảng cũ. Bà Lan nói rằng, ngày trước muốn bảo tồn nhưng không có tiền. Còn ngày nay có tiền rồi thì việc bảo tồn ra sao cũng là vấn đề vô cùng nan giải. Và để trả lời câu hỏi đó không phải đơn giản ngày một, ngày hai. “Nói cụ thể hơn, đó là làm thế nào vừa giữ được vẻ đẹp vốn có, vừa tô thêm vẻ đẹp đó”, bà Lan gợi mở.

Phần cuối hội thảo, Đại biểu Quốc hội Trương Trọng Nghĩa khẳng định Huế cần có những khu đô thị mới, cao cấp. Tuy nhiên, vấn đề khu đô thị mới ấy phải nằm ở đâu, được đầu tư như thế nào vô cùng quan trọng. Vì thế, vai trò chính quyền trong câu chuyện này chính là “người trọng tài”.

Bài, ảnh: NHẬT MINH

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”

Các cấp ủy Đảng, chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị ở Quảng Điền đã cụ thể hóa mô hình “Dân vận khéo” bằng nhiều mô hình, các hoạt động sôi nổi, rộng khắp, tạo sức lan tỏa sâu rộng trong Nhân dân. Qua đó, khơi dậy nội lực, huy động sức dân tạo nguồn lực để chung tay xây dựng huyện nông thôn mới (NTM) nâng cao.

Huy động nguồn lực cho phát triển từ “Dân vận khéo”
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non

TIN MỚI

Return to top