ClockThứ Tư, 29/08/2018 12:30

Bảo tồn, phát triển cây đặc sản

TTH - Dù sản lượng không nhiều, nhưng nhiều loại cây đặc sản địa phương của Huế có hương vị rất đặc trưng, có thể lưu giữ và nhân rộng để phát triển sản xuất thực phẩm và phục vụ du lịch.

Ngọt thanh hương vị nhãn lồng

Ngoài thanh trà là đặc sản chủ lực với diện tích chỉ riêng phường Thủy Biều khoảng 150 ha, hiện TP. Huế có nhiều loại cây có thể xem là sản vật của địa phương như nhãn, măng cụt, dâu, cam, tiêu, vả… Phần lớn những loại cây này trồng xen trong vườn nhà nên sản lượng không nhiều, tuy nhiên đều là những loại quả ngon, cần được bảo tồn nguồn gen bản địa và phát triển sản xuất hàng hóa.

Nhãn lồng Huế - một trong những loại trái ngon nức tiếng. Ảnh: P. Thành

Vả là một loại cây được trồng khá phổ biến ở các vùng đồi của các phường An Tây, Thủy Xuân và Thủy Biều. Loài cây này thích nghi với thổ nhưỡng và khí hậu của vùng nên không cần chăm bón vẫn phát triển. Vả trồng ở Huế có vị ngọt, không bị chát như các địa phương khác. Năm 2015, món ăn chế biến từ vả được Tổ chức Kỷ lục Việt nam xếp vào 50 món ăn đặc sản quốc gia. Hiện, quả vả không chỉ dùng để chế biến các món ăn, mà còn được dùng làm nguyên liệu chế biến trà - thức uống dược liệu có tác dụng tốt trong việc thanh nhiệt, điều trị bệnh dạ dày, táo bón, hạn chế cholesterol.

Ông Trần Tuấn Hưng, Chủ tịch Hội Nông dân (HND) phường Thủy Biều cho biết, địa bàn phường có rất nhiều hộ dân trồng vả trong vườn, tuy nhiên tập trung chỉ có 2 hộ dân ở khu vực Trường Đá, đường Huyền Trần Công Chúa với diện tích mỗi hộ khoảng 2.500 m2, song giá trị kinh tế của cây không cao, do khi đúng mùa thì quả nhiều, chỉ vài nghìn đồng/kg nhưng vào thời điểm tết, nhu cầu tăng cao thì cây lại không có trái. Phường đang mong muốn có giải pháp để bảo quản hoặc cho vả ra trái vụ để có hiệu quả kinh tế cao hơn.

Theo Phó Chủ tịch UBND phường Thủy Xuân, bà Trần Thị Ngọc, diện tích trồng vả trên địa bàn phường khoảng 5 ha, bà con trồng trong vườn nhưng do giá trị không cao nên số lượng ngày càng ít. Mới đây khi biết được thông tin có doanh nghiệp (DN) trong tỉnh thu mua với giá ổn định 10.000 đồng/kg để chế biến thành sản phẩm trà vả, địa phương rất mong có sự kết nối với DN này để đầu ra sản phẩm này ổn định, nâng cao giá trị của cây vả. Bởi “chỉ như thế, người dân mới không chặt bỏ, quan tâm chăm sóc tốt hơn loại cây có thể coi là đặc sản này”, bà Ngọc trăn trở.

Bà Nguyễn Thị Bích Tuyết, Chủ tịch HND TP. Huế cho biết, có nhiều địa phương trồng sen, tuy nhiên sen Huế là một thương hiệu rất được du khách ưa chuộng bởi chất lượng cao, có vị rất đặc biệt, nhất là giống sen Tịnh hương thơm nhẹ, hạt nặng và rất bở khi hầm. Để nâng cao thu nhập cho nông dân, hội đang khảo sát, tổ chức tập huấn, tạo mối liên hệ cùng học tập trao đổi kinh nghiệm để nâng cao chất lượng và tạo sự đồng nhất về chất lượng cây sen, tiến tới có thể xây dựng thương hiệu “sen Huế” ở mức hàng hóa.

Giải pháp để xây dựng thương hiệu và phát triển cây đặc sản Huế là rất cần thiết, và tùy từng loại cây để có thể bảo tồn gen, sản xuất hàng hóa, lưu giữ để làm phong phú các loại cây trong vườn, hay đưa vào phục vụ du lịch sinh thái, du lịch trải nghiệm homestay, bởi thực tế các vườn cây hoa trái đa dạng luôn có sức hấp dẫn đặc biệt đối với du khách. Tuy nhiên, để các loại sản vật này không bị mai một theo thời gian cần có sự hỗ trợ, định hướng của chính quyền địa phương với kế hoạch và giải pháp cụ thể, bên cạnh đó cũng cần có những ý tưởng kinh doanh sáng tạo của các DN để có được đầu ra lâu dài cho nông dân.

HND TP. Huế vừa tổ chức thống kê các hộ trồng sen trên địa bàn. Theo đó, có 45 hội viên, nhóm hội viên nông dân có diện tích trồng sen ở 13 phường của TP với tổng diện tích khoảng 25 ha, trong đó các phường có nhiều hộ trồng như Thuận Lộc (9 hộ), phường An Hòa (8 hộ), phường An Tây (14 hộ).     

                                                                                             

Quang Phong

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non
Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn

Phát huy lợi thế đất rừng, thời gian qua, nhiều tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh đã tập trung chuyển đổi từ trồng rừng gỗ nhỏ sang gỗ lớn. Theo đánh giá bước đầu, các mô hình trồng rừng gỗ lớn không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội mà còn góp phần không nhỏ trong việc bảo vệ hệ sinh thái, chống biến đổi khí hậu.

Phát triển diện tích trồng rừng gỗ lớn
Phát triển du lịch nghỉ dưỡng

Xã hội ngày càng phát triển, nhu cầu sống hưởng thụ và chi tiêu cho trải nghiệm của con người ngày càng cao, chính vì vậy thay vì du lịch đơn thuần, nhiều người lựa chọn hình thức du lịch nghỉ dưỡng kết hợp cùng các hoạt động chăm sóc sức khỏe. Đây là cơ hội cho du lịch Huế.

Phát triển du lịch nghỉ dưỡng
Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

Mối quan hệ hữu nghị truyền thống đặc biệt giữa Thừa Thiên Huế với các địa phương của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào tiếp tục được tăng cường và phát triển tốt đẹp, ngày càng gắn bó, tin cậy, hiệu quả và thiết thực.

Hợp tác vì sự phát triển và thịnh vượng

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top