ClockThứ Sáu, 22/05/2015 17:51

Bảo vệ di sản trước biến đổi khí hậu

TTH - Sáng 22/5, Hội thảo “Di sản và phát triển bền vững” do UBND thành phố Huế và Hiệp hội Quốc tế các Thị trưởng nói tiếng Pháp (AIMF) tổ chức bước sang ngày làm việc thứ 2. Các đại biểu thảo luận theo 2 tiểu ban với những nội dung chính là: tác động của biến đổi khí hậu lên di sản và phương án, giải pháp nhằm giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu lên di sản; những đổi mới trong công tác quản lý di sản, sáng kiến kỹ thuật và xã hội nhằm hướng tới phát triển di sản một cách bền vững.

Các đại biểu tham gia ý kiến tại Hội thảo

Biến đổi khí hậu “bào mòn” di sản

Tại phiên làm việc thứ nhất với chủ đề “Di sản và khí hậu” các đại biểu tham dự được các đại diện đến từ các thành phố Hà Nội, Luang Pra Bang (Lào), Siem Riep (Campuchia) giới thiệu về những di sản tiêu biểu của địa phương, những tác động của biến đổi khí hậu lên di sản và giải pháp ứng phó, thích ứng với biến đổi khí hậu.

Tiến sỹ Nguyễn Phương Nga, Giảng viên Khoa nghiên cứu Đô thị, thành viên của Hiệp hội Phát triển và Quy hoạch Đô thị Việt Nam nhấn mạnh: Di sản văn hóa và di sản thiên nhiên vốn có mối quan hệ mật thiết với tự nhiên, xã hội nhưng cũng rất nhạy cảm trước tác động của hai yếu tố này. Biến đổi khí hậu toàn cầu không chỉ đe dọa trực tiếp đến cuộc sống của trái đất, trên mọi lĩnh vực mà còn tác động tiêu cực đến di sản văn hóa và thiên nhiên. Biến đổi khí hậu làm thay đổi sự cân bằng của các quá trình thủy văn, hóa học và sinh học của đất nơi bảo quản chứng cứ khảo cổ, nguy hiểm hơn, nó làm biến mất những lớp bằng chứng lịch sử của di chỉ. Những công trình di sản bị tác động bởi bão lụt, nhiều công trình bị xuống cấp. Ngoài ra, vấn đề sa mạc hóa, xói mòn cũng là những tác nhân ảnh hưởng rất lớn đến di sản.

Xung quanh vấn đề bảo tồn, bảo vệ di sản trước tác động của biến đổi khí hậu, các chuyên gia cho rằng, điều quan trọng là cần nâng cao nhận thức về hiểm họa của biến đổi khí hậu đến những người ở vùng có di sản, giúp họ phát huy tri thức bản địa, tìm ra phương thức ứng phó hiệu quả. Ngoài ra, việc hạn chế những tác nhân gây biến đổi khí hậu như: phá rừng, giảm thiểu chất thải độc hại ra ngoài môi trường được các đại biểu trao đổi hết sức sôi nổi. Nhiều ý kiến, kiến nghị cũng được gửi đến AIMF như: xây dựng các chương trình tuyên truyền về biến đổi khí hậu, thông tin đến cộng đồng về nguy cơ của biến đổi khí hậu đối với phát triển kinh tế, xã hội, đời sống cộng đồng; xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực liên quan đến vấn đề biến đổi khí hậu đối với bảo tồn di sản và xây dựng một kế hoạch hành động cụ thể; xây dựng một chương trình đào tạo tăng cường cho những nhà chuyên môn trong lĩnh vực di sản giúp họ xác định rõ những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu đối với di sản và tìm ra giải pháp thích ứng.

Mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển

Phiên làm việc thứ 2 tập trung vào bàn luận về mối quan hệ tương tác giữa di sản và phát minh phát kiến. Các chuyên gia nêu rõ, di sản đang đứng trước nhiều thách thức do chưa giải quyết rõ mối quan hệ giữa bảo tồn và phát triển. Vì thế, vấn đề đặc ra là phải bảo tồn và phát huy các di sản để các di sản không tồn tại chỉ trong quá khứ mà hoàn toàn hội nhập với xã hội hiện đại. Để làm được điều này các đại biểu cho rằng cần sớm có phương thức quản lý di sản, cách can thiệp và ứng xử hợp lý đối với di sản. Trong quá trình phát triển, khuyến khích những phát minh, những sáng kiến kỹ thuật hướng đến bảo tồn và phát huy di sản một cách bền vững.

Chiều cùng ngày, các đại biểu đi vào nghiên cứu những thách thức và nhu cầu đề xuất những dự án ưu tiên của các thành phố của khu vực Đông Nam Á.

Hoàng Loan
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào

Sáng 20/4, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành, đơn vị liên quan về tình hình sản xuất, cung ứng điện phục vụ sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội và tiêu dùng của người dân, doanh nghiệp, nhất là vào tháng cao điểm tiêu thụ điện năm 2024 và những năm tiếp theo.

Thủ tướng Phạm Minh Chính Không để thiếu điện trong bất cứ trường hợp nào
Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia

Kỷ niệm 49 năm Ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước 30/4/1975-30/4/2024 và hướng tới kỷ niệm 77 năm ngày Thương binh liệt sĩ 27/7/1947-27/7/2024, ngày 20/4, xã Phú Gia (Phú Vang) tổ chức khánh thành nghĩa trang liệt sĩ. Tham dự có ông Lê Trường Lưu -UVTW Đảng, Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh.

Khánh thành Nghĩa trang liệt sĩ xã Phú Gia
Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng

Ngày 20/4, Tiểu đoàn Huấn luyện-Cơ động Bộ đội Biên phòng tỉnh phối hợp với Thư viện tỉnh, Xã đoàn Hương Thọ (TP. Huế) và Trường tiểu học Hương Thọ tổ chức tuyên truyền kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên phủ (7/5/1954 - 7/5/2024) và hưởng ứng Ngày Sách Việt Nam cho đoàn viên thanh niên các đơn vị và chiến sĩ mới.

Lan tỏa sở thích đọc sách đến lực lượng biên phòng
KỶ NIỆM 154 NĂM NGÀY SINH VLADIMIR ILICH LENIN (22/4/1870 - 22/4/2024)
Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam

V.I. Lênin (1870 - 1924) là nhà tư tưởng vĩ đại, nhà lý luận chính trị kiệt xuất, lãnh tụ lỗi lạc của giai cấp công nhân và Nhân dân lao động toàn thế giới. Được sinh ra và lớn lên trong một gia đình trí thức ở thành phố Simbirsk (nay là Ulianovsk), Lênin đã sớm tham gia các hoạt động cách mạng chống lại sự tàn bạo, thối nát của chế độ Nga Sa Hoàng đương thời. Ông sớm nhận thấy bản chất cách mạng và khoa học của học thuyết C.Mác và đã phát triển học thuyết một cách toàn diện trên cả ba bộ phận hợp thành từ triết học, kinh tế chính trị học và chủ nghĩa xã hội khoa học.

Tư tưởng của Lênin soi sáng con đường cách mạng Việt Nam
Return to top