ClockThứ Bảy, 10/10/2015 15:17

Bảo vệ môi trường từ ý thức người nội trợ

TTH - Khoa học công nghệ bùng nổ mang lại nhiều lợi ích cho con người. Tuy nhiên, sự lạm dụng vào những thiết bị hiện đại đã làm cho môi trường sống đang bị đe dọa ở cấp độ cao. Nó không phải ở đâu xa xôi ngay từ những công việc hàng ngày của các bà nội trợ.
Cải mầm, loại rau được nhiều gia đình tự trồng.
Nhà bếp và vườn rau
Ngày nay không mấy bà nội trợ phải ra chợ với những chiếc giỏ bằng nhựa hoặc được đan bằng mây, tre… Những tàu lá chuối, lá dong khô héo vẫn ở nguyên trên cây, bởi người ta chẳng cần chúng để gói gia vị, gói xôi, gói bún, gói thịt, gói cá… vì đã có các loại túi ni lông lớn nhỏ, dày mỏng phù hợp và tiện lợi. Đi chợ về, lấy nguyên liệu ra và thả túi ni lông mới sử dụng một lần vào sọt rác dù là những chiếc túi còn sạch sẽ và mới nguyên. Chiều tối, những cái sọt rác trong đó ngoài túi ni lông cùng nhiều loại rác sinh hoạt khác được đem đổ vào thùng rác công cộng. Những chiếc túi ni lông may mắn thì được những người chai bao cúi nhặt đem cân bán để tái chế; còn không, sẽ trở thành kẻ “tội đồ” vì góp phần phá hủy môi trường sống trong lành không chỉ bây giờ mà đến hàng trăm năm sau. Trong khi mỗi nhà bếp chỉ cần thêm một chiếc giỏ đựng rác và người nội trợ có ý thức phân loại rác thì đã có thể giúp người làm nghề chai bao không phải cúi người vào thùng rác hôi thối để bới tìm.
Khóm tía tô lá đỏ, rau tờn xanh non, những chậu cải bẹ trắng lá xanh hay giàn mùng tơi bên hông nhà… cũng cho ta một không gian đẹp. Chúng cũng giúp cảnh quan trên sân thượng, trong sân, trong vườn nhà tươi mát hơn khi được sắp đặt hài hòa với những chậu hoa nhiều màu sắc… Hàng ngày, tưới nước, xới đất, bắt sâu cho hoa, cho cây rồi tận dụng nguồn nước rửa các loại thức ăn, cọng rau xanh, nước gạo, xác trà thay cho phân bón thì vừa tiết kiệm vừa giúp con người tìm được cảm giác thư giãn, thú vị.
Từ vật dụng đến những chậu nước gạo, xác trà, nước rửa rau đều có địa chỉ trong mỗi gia đình. Người nội trợ vừa làm vừa hướng dẫn các con thì những việc làm tuy nhỏ đều trở nên có ý nghĩa trong cuộc sống. Không những bảo vệ được môi trường sống cho gia đình, mà còn giáo dục con trẻ nhận thức giá trị những việc làm đơn giản để làm hành trang vào đời.
Tiết kiệm cũng góp phần bảo vệ môi trường
“Mẹ ơi, bạn K. lớp con vừa có chiếc cặp mới màu xanh có hình Pikachu đẹp lắm. Mẹ mua cho con một chiếc nhé”.
Với mức sống ngày nay, chắc chắn nhiều bà mẹ sẽ chiều theo ý con nếu như con họ cũng có những nhu cầu tương tự. Nhưng rồi, chiếc cặp cũ sẽ trở thành thừa vì chúng bị bỏ rơi không phải do đã hết giá trị sử dụng mà do chủ nhân của nó thích cái khác đẹp hơn. Các bà mẹ tiếc của không vứt bỏ, cũng không cho người khác, mà tìm một chỗ để treo. Có người treo cho đến khi bụi bám đầy hết năm này đến năm khác mới đem bỏ đi. Không gian sống trong nhà vô duyên vô cớ phải chứa thêm những vật dụng không hữu ích không những làm chật chội mà còn làm môi trường sống mất đi sự trong lành vì bụi bặm. Những cô, cậu bé ở tuổi khám phá không cần phải có ý thức tiết kiệm cũng như sự gắn bó với những vật dụng vốn đã gần gũi với các em, bởi chính cha mẹ của các em chỉ biết chiều con mà không nghĩ đến những điều sâu xa hơn.
Thức ăn thừa thãi, đồ dùng không sử dụng hết công năng… là sự lãng phí mà nhiều gia đình đang phạm phải thời nay ở đất nước chúng ta. Trong khi đó, mỗi con người từ khi sinh ra đã muốn bản thân làm được những điều có ích cho cuộc sống. Có người lao vào sách vở, có người lao vào công việc thực tế khác… nhưng rất nhiều người bỏ qua những điều nhỏ nhặt vẫn diễn ra hàng ngày giúp ta có môi trường sống tốt, giúp gia đình có nếp sống giản dị mà ý nghĩa thì tại sao chúng ta lại không thực hiện.
Bài, ảnh: Đăng Việt
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian

Những bức tranh bích họa dọc theo nhiều tuyến đường ở Huế được coi là địa điểm check in hấp dẫn, thu hút nhiều du khách và giới trẻ. Song, theo thời gian, những hình ảnh sống động, đẹp mắt, độc đáo và ý nghĩa ấy đã hoen ố, một số bức bị xuống cấp, bôi bẩn, mốc meo.

Để đường tranh bích họa “sống” cùng thời gian
Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào

Qua quan sát, diện chưa rộng lắm nhưng tôi đã “lờ mờ” nhận ra xu hướng tiêu dùng thân thiện với môi trường (thường được gọi là xu hướng tiêu dùng xanh) đang dần hiện hữu và được coi trọng, nó không ở chỗ này thì ở chỗ kia. Xu hướng này chỉ có được khi đi cùng với nhận thức và những lĩnh vực tiêu dùng văn minh.

Sẽ có, nhưng chưa biết… ngày nào
Buồn vui chuyện… rác

“Xanh, sạch, sáng” không chỉ là khẩu hiệu mà đã trở thành nhu cầu, nguyện vọng chung của cả cộng đồng xứ Huế. Nó đã đi vào đời sống và đang dần tạo thành thói quen tự giác nơi mỗi thành viên…

Buồn vui chuyện… rác
Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

Suy cho cùng, ý thức người dùng mới là quan trọng nhất. Nhưng nói ý thức chung chung thì khó quá, còn làm thế nào để buộc mọi người phải có ý thức trong cái sự xử lý "đầu ra" tế nhị và nhạy cảm kia thì lại là câu hỏi không hề dễ.

Đầu tư đã quan trọng, giữ gìn càng quan trọng hơn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top