ClockThứ Tư, 04/05/2022 08:40

Bảo vệ mùa màng, tài sản trước giông lốc, thời tiết cực đoan

TTH - Rút kinh nghiệm từ các năm, A Lưới tìm giải pháp chủ động bảo vệ mùa màng, tài sản khi dông lốc, sét, mưa đá xảy ra.

An toàn thi công mùa bão, lũCần làm tốt “tự quản tại chỗ” mùa mưa lũTăng cường quản lý về cây xanh đô thị trong mùa mưa bãoQuảng Điền hạn chế tối đa nguy cơ thiệt hại về ngườiVừa hỗ trợ người dân, vừa chuẩn bị phòng chống bão số 9

Người dân xã Hồng Kim, huyện A Lưới thu hoạch lúa vụ đông xuân

Trên cánh đồng lúa tại xã A Roàng, cuối tháng tư, người dân bắt đầu tất bật thu hoạch. Ông Hồ Văn Nhàn, người dân địa phương chia sẻ: “Mùa này, buổi chiều A Lưới thường xảy ra giông lốc hay mưa nặng hạt nên lúa chín đến đâu, chúng tôi thu hoạch đến đó, hạn chế thiệt hại do gãy đổ”. Theo ông Hồ A Lua, Chủ tịch UBND xã A Roàng, đến nửa cuối tháng 4/2022, toàn xã đã thu hoạch được 20% diện tích lúa, với quyết tâm không để lúa chín còn nằm đồng.

Giai đoạn từ khoảng tháng 3 -5 hằng năm, huyện A Lưới thường hay xảy ra giông lốc, mưa đá, các hiện tượng thời tiết cực đoan. Năm 2020, nhiều đợt giông lốc xảy ra vào tháng 4, 5 tại huyện A Lưới đã khiến hàng chục ngôi nhà tại các xã: Hồng Thủy, Hồng Thái, Sơn Thủy bị tốc mái, sập; ảnh hưởng trồng trọt. Mới đây, trong tháng 3/2022, huyện miền núi này lại ghi nhận liên tiếp hai đợt mưa đá; tuy không gây ra thiệt hại nhưng tiềm ẩn nhiều nỗi lo.

Theo ông Văn Lập, Trưởng phòng NN&PTNT huyện A Lưới, thời tiết cực đoan luôn là nỗi lo lớn, đặc biệt vùng thường xảy ra giông lốc, sét vào mùa hè như tại A Lưới. Vì vậy, các ban, ngành của huyện thường xuyên theo dõi tình hình thời tiết, đưa ra các khuyến cáo với người dân và tìm giải pháp ứng phó, bảo vệ tính mạng con người, mùa màng, tài sản, hạn chế xảy ra thiệt hại.

Riêng trong vụ đông xuân năm nay, toàn huyện gieo trồng 1.085ha lúa, khoảng 600ha diện tích hoa màu. Tuy làm nông phụ thuộc thời tiết, nhưng không vì thế người dân chủ quan, bị động trước thời tiết. Với những diện tích đến thời điểm thu hoạch, ngành nông nghiệp và các địa phương tuyên truyền người dân khẩn trương thu hoạch khi lúa chín, tránh thiệt hại do thời tiết cực đoan gây ra. Những gia đình neo người, khó khăn được lực lượng cán bộ, chiến sĩ bộ đội biên phòng và lực lượng các xã, thị trấn có phương án hỗ trợ, giúp đỡ thu hoạch.

Theo đại diện UBND huyện A Lưới, công tác ứng phó, phòng, chống thiên tai không chỉ mùa mưa lũ cuối năm mà được thực hiện quanh năm, quán triệt tinh thần không chủ quan với thời tiết cực đoan, mưa trái mùa. UBND huyện cũng chỉ đạo ngành chức năng, các địa phương thực hiện phương châm 4 tại chỗ, các biện pháp kịp thời để ứng phó và hỗ trợ người dân bảo vệ tài sản, mùa màng. Một trong những nhiệm vụ thường xuyên là vận động người dân giằng chống nhà cửa nhằm tăng độ vững chắc để phòng lốc xoáy gây sập, tốc mái; bố trí lực lượng xung kích, vật tư phương tiện tại chỗ để triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn cho người dân và tổ chức khắc phục hậu quả nhanh chóng, kịp thời. Các địa phương trên địa bàn huyện A Lưới phối hợp với lực lượng biên phòng, các lực lượng đoàn thanh niên, dân quân… sẵn sàng hỗ trợ người dân giằng néo nhà cửa khi có các dự báo thời tiết diễn biến phức tạp; đồng thời nhanh chóng hỗ trợ người dân khắc phục, sửa chữa khi xảy ra thiệt hại sau mưa lớn, lốc xoáy, mưa đá…

Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn huyện và các cơ quan, đơn vị liên quan thường xuyên theo dõi, cập nhật tình hình thời tiết, các bản tin cảnh báo từ Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh; thường xuyên tuyên truyền, sử dụng hệ thống loa đài truyền thanh để cập nhật các bản tin dự báo, thông tin, cảnh báo tình hình thời tiết thất thường cho người dân và lưu ý một số kỹ năng ứng phó với thiên tai, mưa giông, lốc, sét. Các đơn vị cũng hướng dẫn các cơ quan, người dân khi xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp, các công trình hạ tầng khác cần phải bố trí các thiết bị chống sét (cột thu lôi) đề phòng sét đánh, tránh thương vong, thiệt hại tài sản.

Bài, ảnh: Hữu Phúc

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan

Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tỉnh cảnh báo, trong những ngày nắng nóng như hiện nay, buổi chiều và chiều tối thường xảy ra mưa giông kèm theo các hiện tượng thời tiết cực đoan như lốc, sét, mưa đá, ảnh hưởng đến sản xuất và gây thiệt hại về người và tài sản.

Chủ động ứng phó thời tiết cực đoan
Thời tiết ngày 2/4: Nắng nóng gay gắt từ Thanh Hóa đến Phú Yên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày 2/4, khu vực Sơn La, Hòa Bình và khu vực từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên Huế có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ cao nhất phổ biến từ 37-40 độ C, có nơi trên 40 độ C, độ ẩm tương đối thấp nhất phổ biến 30-35%.

Thời tiết ngày 2 4 Nắng nóng gay gắt từ Thanh Hóa đến Phú Yên
Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

Sáng 31/3, chính quyền địa phương các huyện A Lưới, Phong Điền đã huy động lực lượng dân quân địa phương, các ban ngành hỗ trợ người dân khắc phục nhà bị tốc mái.

Khắc phục nhà tốc mái do giông lốc

TIN MỚI

Return to top