ClockThứ Tư, 14/08/2013 10:21

Bảo vệ thực vật phải đi trước

TTH - Không có lũ, diễn biến thời tiết khó lường nên việc những vụ mùa tiếp theo, nhất là vụ hè thu này có khả năng mất mùa là điều đã được dự báo từ trước.

Không chỉ là thiếu một nguồn phù sa như thường có, chuột bọ phát sinh, vụ này bà con nông dân còn phải đối mặt với bệnh rầy nây trên lúa. Ngày 12/8, UBND tỉnh cũng đã công bố dịch rầy nâu tại huyện Phong Điền và thị xã Hương Trà. Đây là căn bệnh hơn 10 năm mới quay trở lại trên lúa và có chiều hướng ngày mỗi phức tạp hơn. Bên cạnh đó, thời gian gần đây, thông tin từ các địa phương cho thấy, tình trạng lúa đỏ và lem lép hạt đã xảy ra ở nhiều nơi. Để đối phó với tình trạng này, bà con đã mua thuốc phun trừ nhưng vẫn không cho hiệu quả. Theo Chi cục Bảo vệ thực vật, đã có đến hơn một nửa diện tích của 26 ngàn ha vụ hè thu bị rầy nâu và lem lép, đỏ hạt; trong đó khoảng 6.500 ha bị lép hạt, đỏ hạt và trên 8.000 ha bị rầy nâu gây hại. (Lúng túng trong đối phó “bệnh đỏ hạt” trên lúa – Hải Triều, báo Thừa Thiên Huế số 5811 ngày 12/8).

Tiếp cận thông tin từ bài báo này, điều mà chúng tôi băn khoăn là dường như công tác bảo vệ thực vật và việc tư vấn cho người dân để có hướng xử lý kịp thời đối với sâu bệnh, đồng thời hạn chế chi phí hao tổn không cần thiết chưa được kịp thời. Chẳng hạn sau quá trình điều tra, Chi cục Bảo vệ thực vật đã xác định rằng, hiện tượng lúa bị đỏ hạt không phải là bệnh và vì vậy, việc phun trừ là không hiệu quả. Thế nhưng, người dân có lẽ vẫn không có thông tin nên có nơi vẫn chi phí đến hàng trăm triệu đồng để mua thuốc phun trừ mà Thuỷ Phù 2 là một ví dụ. Hiểu theo một cách khác, điều này sẽ dẫn đến một sự mất mùa kép khi người dân không được hướng dẫn, tư vấn kịp thời để khỏi tốn thêm chi phí. Một số vấn đề khác phát sinh trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây lúa như triển khai thiếu đồng bộ, không giữ nước trong đồng ruộng, chủ quan trong phòng trừ sâu bệnh đã làm cho nguy cơ mất mùa là điều đã có thể trông thấy và điều đó, dĩ nhiên không phải là rủi ro không được báo trước.

Dân gian có câu: phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mặt khác, công tác chăm sóc bảo vệ thực vật cũng luôn phải đi trước một bước và luôn đồng hành với người dân để chăm sóc, nuôi dưỡng và phát hiện kịp thời, xử lý ngay “bệnh lý” trên cây. Theo cách nghĩ của chúng tôi thì nó cũng phần nào đó giống như công tác y tế dự phòng. Tất nhiên, mọi sự so sánh đều khập khiễng vì tính chất, đặc thù, phương pháp, mối quan tâm... của mỗi “con bệnh” là khác nhau, nhưng nếu làm tốt hơn công tác cảnh báo, dự phòng cũng như đưa công tác tuyên truyền đến tận chân ruộng theo cách nói nôm na của người dân, khả năng giảm bớt rủi ro, giảm bớt chi phí không cần thiết là điều có thể thực hiện được.

Ngày 8.8 vừa qua, UBND tỉnh đã có công điện số 09 CĐ/UBND về việc tăng cường các biện pháp phòng trừ rầy nâu hại lúa hè thu 2013. Theo đó, UBND tỉnh yêu cầu các cơ quan chức năng cung cấp đầy đủ nước cho các vùng đang nhiễm rầy nâu, phục vụ nhu cầu phun rầy của bà con nông dân; tăng cường công tác điều tra phát hiện và huy động toàn bộ cán bộ kỹ thuật phối hộ với các địa phương hướng dẫn bà con phun rầy đảm bảo quy trình kỹ thuật; đồng thời theo dõi, giám sát chặt chẽ tình hình để có ngay hướng khắc phục, xử lý.

Hạnh Nhi
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông

Ngày 19/4, Trung tướng Nguyễn Minh Đức, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội làm trưởng đoàn công tác đã khảo sát thực tế nút giao cao tốc Cam Lộ - La Sơn đoạn qua địa bàn huyện Phong Điền; sau đó làm việc với UBND tỉnh về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đường bộ và Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Cần giải pháp để giảm thiểu thiệt hại do tai nạn giao thông
Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

Ngày 17/4, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Văn Phương; UVTV Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Nguyễn Thanh Bình; Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Nguyễn Thị Ái Vân; Giám đốc Bệnh viện Trung ương Huế, Đại biểu Quốc hội tỉnh Phạm Như Hiệp có buổi tiếp công dân định kỳ tháng 4.

Cần tiên lượng thời hạn giải quyết dứt điểm kiến nghị của công dân

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top