ClockThứ Bảy, 16/05/2015 12:55

Bất cập trong giải phóng mặt bằng - kỳ II: Cần giải pháp phù hợp để người dân không thiệt thòi

TTH - Lâu nay, việc áp giá bồi thường để giải phóng mặt bằng (GPMB) là vấn đề nan giải nhất. Tránh tình trạng áp giá đền bù cứng nhắc, UBND tỉnh và các ban ngành liên quan cần rà soát lại và đưa ra giải pháp phù hợp để người dân không bị thiệt.
 Vướng mặt bằng nên thi công cầu vượt đường sắt qua Phong An (Phong Điền) gặp khó khăn

Biến động giá

Khi GPMB đa phần nhiều hộ dân không đồng tình với giá đền bù, dẫn đến tình trạng khiếu kiện kéo dài, còn chủ đầu tư thì không có mặt bằng để thi công.

Lý giải về vấn đề này, Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, đơn cử trong cùng một dự án kéo dài khoảng 3 năm, thời gian đầu GPMB người dân nhận hỗ trợ bồi thường là 1 triệu đồng/m2. Nhưng năm sau những hộ dân còn lại mới chịu bàn giao mặt bằng thì được nhận giá mới. Như vậy, những hộ giao mặt bằng sau được nhận tiền nhiều hơn hộ trước do biến động giá chứ không có tình trạng những hộ nhận tiền bồi thường trước ít hơn những hộ nhận sau”.

Dự án vỉa hè ở thị trấn Lăng Cô, một số hộ dân không bàn giao mặt bằng, vỉa hè đầu tư không đồng bộ

Trước những vướng mắc, khó khăn trong GPMB, năm 2011, UBND tỉnh đã thành lập Hội đồng tư vấn GPMB, những trường hợp ở cấp huyện, thị xã không giải quyết được gửi lên Hội đồng tư vấn và Hội đồng tư vấn tham mưu UBND tỉnh. Đơn cử như Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Túy Loan, năm 2014 huyện Phú Lộc đã xử lý trong công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư hết cho người dân theo Quyết định 18/UBND tỉnh bồi thường đất lâm nghiệp 1,5 lần. Năm 2015, giá trị đất rừng cao thì Quyết định 46/UBND tỉnh ra đời để thay thế cho Quyết định 18, đất lâm nghiệp chỉ hỗ trợ 1 lần. Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn - Túy Loan còn 15 hộ dân ở huyện Phú Lộc mới có quyết định giải tỏa, bồi thường. Trên cơ sở đó, UBND huyện Phú Lộc đã có tờ trình Hội đồng tư vấn tỉnh xem xét để cho 15 hộ dân này cũng được hỗ trợ với giá 1,5 lần như những hộ dân trước (vì cùng một dự án). Hội đồng tư vấn có văn bản đề xuất với UBND tỉnh và UBND tỉnh đã đồng ý cho 15 hộ dân trên được nhận hỗ trợ dất lâm nghiệp 1,5 lần.

Ông Nguyễn Văn Ngọc, Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết, Quy định hệ số giá đất bồi thường đền bù trên địa bàn tỉnh, đối với TP Huế đường phố loại 1 và loại 2 hệ số 1,5; đường phố loại 3 là hệ số 1,4. Đất nông nghiệp được tính theo phương pháp thu nhập bằng 1. Theo Quyết định 46, đất lúa được hỗ trợ 3 lần, đất trồng cây hàng năm được hỗ trợ 2 lần và đất lâm nghiệp hỗ trợ 1 lần. Tuy nhiên giá này còn nhiều bất cập, hiện Sở Tài nguyên và Môi trường đang xem xét đề xuất thay đổi phù hợp với thực tế hơn, tránh thiệt thòi cho người dân.
Cũng là Dự án đường Hồ Chí Minh đoạn La Sơn-Túy Loan nhưng do huyện Nam Đông triển khai chậm, nên người dân trên địa bàn huyện bị thiệt thòi vì theo Quyết định 46, năm 2015 thì họ chỉ được nhận bồi thường đất lâm nghiệp 1 lần. Nhằm bảo vệ lợi ích cho người dân, Hội đồng tư vấn tỉnh đang gửi đề xuất UBND tỉnh cho những hộ dân bị ảnh hưởng dự án được nhận bồi thường đất lâm nghiệp 1,5 lần.

Dân kêu thiệt, khiếu nại chính quyền làm không đúng, cán bộ làm công tác GPMB thì phân bua: đã áp dụng tất cả các quy định của UBND tỉnh. Một cán bộ có thâm niên về GPMB... thật thà: “Nếu chi trả cho dân thiếu một chút sau này có thể đề xuất bổ sung, còn nếu chi trả quá số tiền so với thực tế sẽ vi phạm pháp luật, tiền không thu hồi lại được, còn trách nhiệm sẽ thuộc về mình.

Tạo sự đồng thuận

Trước đây, đối với các dự án đi qua địa bàn hai huyện trở lên thì giao cho Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu UBND tỉnh trong công tác đền bù, GPMB. Riêng dự án Quốc lộ 1A, UBND tỉnh giao công tác GPMB giao cho các huyện, thị xã có dự án đi qua. Công tác GPMB các địa phương chịu trách nhiệm, còn Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ tham mưu UBND tỉnh những trường hợp vướng mắc, kiện tụng kéo dài…

Theo Luật Đất đai năm 2013, giá đất không như người dân mong muốn mà chỉ phù hợp với thị trường trong điều kiện bình thường. Khi bán một lô đất giá cao, còn khi thu hồi đất nhiều diện tích thì không thể như vậy, cho nên khi thu hồi GPMB với diện tích nhiều thì không thể bồi thường như giá thị trường được. Còn những vướng mắc trong quá trình xử lý giấy tờ sử dụng đất, hoặc hành lang an toàn đường bộ… thì Hội đồng tư vấn tỉnh đã tham mưu UBND tỉnh giải quyết chu đáo những vướng mắc.

Thông tin liên quan:

>> Kỳ 1: Khâu quan trọng

Tránh thiệt thòi và tạo sự đồng thuận cao trong dân, UBND tỉnh còn có phương án “giải cứu” sự chênh lệch về giá bằng việc lấy mức giá đất quy định trong khung giá UBND tỉnh ban hành hàng năm nhân lên 1,4 hoặc 1,5 lần để chi trả đền bù cho dân. Đồng thời, UBND tỉnh cũng vận dụng chính sách thưởng tiến độ ở mức linh hoạt có thể cho những hộ dân chấp hành nghiêm túc. Tuy nhiên, đó chỉ là giải pháp “nhất thời” nhằm tạo sự đồng thuận của người dân, đẩy nhanh tiến độ đối với các dự án đang chậm trễ GPMB.

Bài, ảnh: Thanh Thuận
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn

Chiều 15/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh cùng các đơn vị liên quan đã có buổi khảo sát nhằm phục vụ công tác chuẩn bị đầu tư Dự án (DA) mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn.

Khảo sát mở rộng cao tốc Cam Lộ - La Sơn
Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương

Mặt bằng thi công Dự án (DA) đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương chưa giải phóng hoàn toàn, mới chỉ đủ để triển khai phần cầu. Chủ đầu tư yêu cầu các đơn vị liên quan đẩy nhanh công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) nhằm đáp ứng tiến độ thi công DA.

Tháo gỡ mặt bằng đường Nguyễn Hoàng và cầu vượt sông Hương
Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

Theo các quy hoạch chiến lược của tỉnh, huyện Phú Lộc trở thành cụm động lực tăng trưởng phía nam; trong đó xã Lộc Sơn nằm cửa ngõ phía bắc huyện đang phấn đấu trở thành đô thị loại V, góp phần quan trọng cho sự thành công trên.

Tạo động lực tăng trưởng cửa ngõ phía nam

TIN MỚI

Return to top