ClockThứ Hai, 08/09/2014 14:31

Bất cập trong triển khai chính sách phát triển thủy sản

TTH.VN - Vẫn còn nhiều bất cập quanh việc tiếp cận nguồn vốn vay, lãi suất cũng như hiệu quả của tàu thép khiến ngư dân băn khoăn.

Nghị định 67 của Chính phủ về một số chính sách phát triển thủy sản đã có hiệu lực từ ngày 25/8. Bên cạnh sự vui mừng vì đây là chính sách đúng đắn, tháo gỡ kịp thời những khó khăn của đánh bắt thủy sản xa bờ, vẫn còn không ít băn khoăn.

Bao đời nay, ngư dân đã gắn bó với con tàu gỗ, vừa mất an toàn khi ra khơi; đôi khi, gặp mẻ cá lớn lại chở không hết. Nhà nước hỗ trợ để có được con tàu công suất lớn, an toàn khi ra khơi là niềm mơ ước lớn của nhiều ngư dân miền Trung. Thế nhưng nhiều ngư dân không khỏi lo lắng.

Ngư dân Bùi Thanh Ninh, chủ đoàn tàu đánh bắt xa bờ hơn 10 chiếc, ở huyện Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định vừa đăng ký đóng mới tàu cá theo Nghị định 67 cho biết, cơ sở đang phân vân về giá thành khi đóng tàu gỗ có chi phí 1,8 tỷ đồng, bây giờ đóng tàu sắt chi phí gấp 3-4 lần.

“Chất lượng tàu gỗ qua bao đời khai thác thực tế đã được chứng minh, còn tàu sắt chất lượng ra sao ngư dân chưa được kiểm chứng. Trong khi lực lượng lao động biển hiện nay đang thiếu rất trầm trọng, nếu đóng tàu ồ ạt, lao động sẽ lại càng thiếu”, ngư dân Bùi Thanh Ninh chia sẻ. 

 
Đà Nẵng thí điểm đóng mới tàu sắt cho ngư dân. (Ảnh: KT)
 
Nghị định 67 quy định, khi vay vốn, ngư dân chỉ việc thế chấp chính con tàu đóng mới. Tuy nhiên, khi đến làm thủ tục vay vốn, ngân hàng vẫn đòi thế chấp bằng giấy chứng nhận sở hữu nhà đất. Vì thế, việc tiếp cận nguồn vốn ưu đãi với ngư dân, vì vậy càng gian nan.

Ngư dân ở phường 6 và phường Phú Đông, thành phố Tuy Hòa, tỉnh Phú Yên mong muốn: Nhà nước và ngân hàng tạo điều kiện, nới lỏng các điều kiện vay vốn để ngư dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn vay. Chính sách nhà nước ưu đãi nhưng ngư dân không tiếp cận được vì ngân hàng buộc phải thế chấp nhà, nên bà con khó tiếp cận vốn vay.

Trong khi đó, ông Phùng Tấn Viết, Phó Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng cho biết, địa phương được phân bổ đóng mới 47 tàu, trong đó có 39 tàu khai thác và 8 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá. Đến nay, đã nhận được hơn 150 đơn đăng ký đóng mới với hơn 160 tàu nhưng do chưa có hướng dẫn cụ thể đối tượng được đóng tàu, nên thành phố vẫn đang lúng túng.

“Đối với tàu dịch vụ phải quy định rõ ngư dân hay là ai được đóng. Nếu giao cho ngư dân sẽ rất khó bởi chủ yếu dịch vụ này là những nhà buôn bán cá và khai thác cá, và định hướng những thành phần này trên biển rất khó, thành phố không kiểm soát được”, ông Viết cho hay.

Theo tính toán sơ bộ, nếu đóng 1 con tàu 10 tỷ đồng, thời gian vay trong 10 năm, với lãi suất ưu đãi thì mỗi năm ngư dân phải trả cả gốc lẫn lãi cho Nhà nước hơn 1 tỷ đồng. TS. Nguyễn Quang Vĩnh, Chủ tịch Hội đồng Tư vấn thẩm định mẫu tàu cá theo Nghị định 67 của Bộ NN&PTNT cho biết, với cách tổ chức sản xuất nghề cá còn nhiều bất cập như hiện nay, ngư dân cứ “è cổ” ra đánh bắt, còn lợi nhuận, thành quả lại nằm ở tay người khác. Vì thế, ngư dân vẫn khổ và sẽ khó có thể trả được số tiền đã vay.

“Cách quản lý không hợp lý thì ngư dân muôn đời vẫn khổ, có khi ngư dân vay rồi nhưng không trả được. Có nên chăng để cho ngư dân vay vốn để đóng tàu và đóng góp như 1 cổ phần trong chuỗi tổ chức sản xuất từ lúc đánh bắt cá đến lúc xuất khẩu ra sản phẩm cuối cùng”, TS. Vĩnh đề xuất.

Mục tiêu của Nghị định 67 là mở lối để ngành thủy sản phát triển bền vững, phát triển kinh tế gắn với giữ chủ quyền biển, đảo. Theo Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, địa phương là người sát với thực tế nhất, vì thế, địa phương cần lựa chọn làm trước một số đối tượng, sau đó nhân ra diện rộng.

“Thúc đẩy tổ chức sản xuất nghề cá làm sao phải dần dần tham gia vào liên kết trong tổ đội, trong Hợp tác xã, liên kết giữa người dân với người dân, liên kết giữa doanh nghiệp với người dân thì nó mới bền vững được. Không phải là chúng ta đóng tàu một cách ào ạt, tàu dịch vụ là ưu tiên cao nhất”, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh nhấn mạnh.

Nghị định 67 hứa hẹn nhiều đổi thay cho ngành thủy sản nước ta, đặc biệt là đánh bắt xa bờ. Với phương châm vừa triển khai vừa điều chỉnh, khắc phục những khó khăn, bất cập, Nghị định 67 chắc chắn sẽ mở ra hướng phát triển mới cho ngành thủy sản Việt Nam.

Thái Bình – Lê Biết (Theo VOV)
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn

Ngày 19/4, Ban Chỉ huy PCTT&TKCN tỉnh cho biết, trong 24 giờ qua, tại tỉnh Thừa Thiên Huế đã xảy ra nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên diện rộng, có nơi đặc biệt gay gắt.

Nguy cơ thiếu nước và xâm nhập mặn
Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm

Ngày 19/4, Hạt Kiểm lâm huyện Quảng Điền tiếp nhận một cá thể trăn đất quý, hiếm của một người dân tự nguyện giao nộp.

Tiếp nhận cá thể trăn quý, hiếm
Chặn sim rác ra thị trường

Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) yêu cầu từ sau ngày 15/4, các doanh nghiệp viễn thông chịu hoàn toàn trách nhiệm nếu trên thị trường còn xuất hiện sim được phát triển mới không đúng quy định.

Chặn sim rác ra thị trường
Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải

Tuyến Quốc lộ (QL) 1A đi qua địa bàn Thừa Thiên Huế hiện đang quá tải trước sự gia tăng của các phương tiện tham gia giao thông. Áp lực này càng gia tăng hơn kể từ ngày 4/4 vừa qua, cao tốc Cam Lộ - La Sơn phân luồng không cho xe khách trên 30 chỗ và xe tải từ 6 trục trở lên, xe rơ-mooc, sơ mi rơ-mooc vào.

Quốc lộ 1A qua Thừa Thiên Huế đang quá tải
Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở

Cùng với cả nước, trong tháng 4 này, Thừa Thiên Huế đồng loạt ra quân và tăng tốc thực hiện điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ năm 2024. Với sự trợ giúp từ phần mềm CAPI (một mô-đun phỏng vấn cá nhân và phỏng vấn thực địa chuyên dụng) trên thiết bị điện tử đã giúp các lực lượng điều tra viên “tăng tốc” trong quá trình thực hiện điều tra.

Ứng dụng công nghệ trong điều tra dân số và nhà ở
Return to top