Thế giới

Bất chấp đại dịch, kiều hối vẫn tiếp tục chảy về châu Á

ClockThứ Tư, 17/03/2021 21:29
TTH - Tính đến nửa cuối năm 2020, dòng kiều hối vẫn tăng mạnh ở một số quốc gia châu Á - Thái Bình Dương, khu vực có số lượng người di cư ra nước ngoài lớn nhất. Đây là điều rất đáng khích lệ trong bối cảnh chỉ mới một quý trước đó, kiều hối đã chứng kiến sự sụt giảm nghiêm trọng, khi nền kinh tế của các quốc gia tiếp nhận người di cư suy giảm mạnh do đại dịch.

ADB: Lượng kiều hối toàn cầu năm 2020 có thể giảm hơn 100 tỷ USD do đại dịch

Do những khó khăn mà đại dịch mang lại cho người thân, nhiều lao động di cư cảm thấy cần phải chuyển tiền về quê nhà nhiều hơn nữa. Ảnh minh hoạ: Internet/Tapchitaichinh

Thực tế, nhiều lao động nhập cư châu Á đã phải vất vả chống chọi với làn sóng kinh tế khó khăn và gửi về quê nhà số tiền kỷ lục trong nhiều tháng qua, sau đợt sụt giảm lớn trong tháng 4 – 5/2020. Ngoại trừ Fiji và Kazakhstan, các quốc gia châu Á-Thái Bình Dương đều ghi nhận ​​sự phục hồi của dòng kiều hối chảy về quê nhà trong tháng 6-7 năm ngoái.

Theo Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), có một số lý do khiến dòng tiền tiếp tục được chuyển về châu Á. Đầu tiên liên quan đến việc mở cửa lại dần các nền kinh tế tiếp nhận người di cư, mặc dù vẫn phải tuân thủ các quy tắc nghiêm ngặt về sức khoẻ cộng động. Nhiều công nhân, bao gồm cả người nhập cư, đã được phép quay trở lại nơi làm việc.

Yếu tố thứ hai là do những khó khăn về kinh tế mà người thân và gia đình phải đối mặt trong đại dịch, những lao động di cư càng thấy cần phải gửi tiền về quê nhà nhiều hơn.

Thứ ba, sự sẵn có của trợ cấp xã hội cho người lao động nhập cư, nhất là ở các nước phát triển, cho phép họ tiếp tục gửi tiền về nước. Một lý do nữa là việc sử dụng ngày càng nhiều các kênh kỹ thuật số để chuyển tiền đã tạo điều kiện cho người di cư chuyển tiền ngay cả khi bị khóa tài khoản. Theo báo cáo của các công ty công nghệ tài chính và chuyển tiền hàng đầu, lĩnh vực kinh doanh kỹ thuật số của họ đã chứng kiến sự phát triển vượt bậc, nhất là trong những tháng cao điểm của đại dịch.

Theo ADB, mặc dù dòng kiều hối dường như đang phục hồi nhưng vẫn cần tiếp tục thận trọng và các chính phủ cần hợp tác để giúp người di cư quay trở lại làm việc. Đặc biệt, trong bối cảnh phức tạp của đại dịch COVID-19, các chính phủ nên chuẩn bị sẵn sàng để giúp đỡ hơn nữa những người di cư trở về và các hộ gia đình nhận kiều hối. Thực tế, một số hộ gia đình tiếp nhận kiều hối vẫn có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo đói, cho thấy sự cần thiết phải được hỗ trợ bền vững, nhất là đối với những người có ít khả năng tiếp cận việc làm như người cao tuổi, cha mẹ đơn thân và người khuyết tật.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người

Sự lây lan toàn cầu đang diễn ra của các ca nhiễm “cúm gia cầm” sang động vật có vú trong đó có con người là một mối quan ngại lớn về sức khỏe cộng đồng, các chuyên gia y tế cấp cao của Liên hợp quốc (LHQ) ngày 18/4 cho biết, khi họ công bố các biện pháp mới nhằm giải quyết những bệnh lây truyền qua đường không khí.

Chuyên gia bày tỏ lo ngại về bệnh cúm gia cầm lây sang người
Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống

Các nước trên toàn thế giới đã dành 2 năm qua để soạn thảo một hiệp ước quốc tế về phòng ngừa, chuẩn bị và ứng phó với đại dịch. Nhưng hiện vẫn còn khá xa để đạt được đồng thuận về các vấn đề quan trọng như công bằng vaccine và giám sát mầm bệnh.

Hiệp ước đại dịch - Niềm tin về hỗ trợ sự sống
Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực

Vào mùa xuân hàng năm, hội nghị thường niên của Diễn đàn châu Á Bác Ngao (BFA) được tổ chức tại tỉnh đảo Hải Nam của Trung Quốc. Năm nay, chủ đề của diễn đàn là “châu Á và thế giới: Những thách thức chung, trách nhiệm chung”. Các chuyên gia nhận định đây là một chủ đề rất phù hợp với thời cuộc.

Châu Á và chìa khóa trí tuệ để hướng đến thịnh vượng cho toàn khu vực
Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á

Trung tâm tài chính Mumbai của Ấn Độ vừa lần đầu tiên vượt qua Bắc Kinh của Trung Quốc để trở thành thủ đô tỷ phú của khu vực châu Á, theo danh sách người giàu toàn cầu do Viện nghiên cứu Hurun có trụ sở tại Thượng Hải (Trung Quốc) công bố.

Mumbai trở thành thủ đô tỷ phú của châu Á
Return to top