ClockChủ Nhật, 25/04/2021 14:01

Bắt đầu từ căn bếp

TTH - Con gái chuẩn bị du học, đến một nước rất xa nên anh chị có bữa cơm thân mật để con chia tay người thân.

Không ngại giúp ngườiChiếc áo cũGắn kết tình thân

Bữa tiệc vui được tổ chức tại nhà, không rườm rà, đơn giản mà ấm cúng.

Bàn ăn đều là những món quen thuộc của Huế. Từ đĩa đọt bí chấm nước ruốc, món cá bống kho tộ, tô cá kình nấu măng chua...

Cuối buổi, cô con gái của anh chị khệ nệ đem ra khay bánh con tự làm. Những chiếc bánh nướng nhỏ xinh xinh vừa thơm, vừa giòn. Nhìn cô bé vừa qua tuổi 18 rời căn bếp với đôi má ửng hồng và ánh mắt long lanh, tôi nhận ra, có lẽ, những chiếc bánh đã được con thả vào đó cả tình yêu bếp núc của mình.

“Từ nhỏ, con đã thích vào bếp. Sau giờ học là mày mò thử nghiệm những món ăn mới. Cả nhà vì vậy cũng ít đến nhà hàng. Cuối tuần hay ngày lễ tết lại cùng con cái, bạn bè vào bếp, làm những món ăn cả nhà yêu thích”. Chị lý giải, thay cho những lời kể về thành tích học tập nổi bật của cô bé với suất học bổng toàn phần đã giành được.

Nhìn vẻ non nớt của cô bé khi sắp phải tự lập ở một nơi rất xa, người thân cũng có đôi chút chạnh lòng về sự lẻ loi ban đầu không tránh khỏi nơi đất khách. Biết tâm ý của người thân, anh đùa một cách tự tin. Rằng, phàm là con gái, biết làm một mẻ bánh, biết nấu một nồi cơm bằng củi...thì cho dù đi đâu, ở đâu cũng không sợ lạc đường.

Sau này, thi thoảng vào trang facebook cá nhân của cô bé, tôi đã thấm được lời anh nói.

Ở nơi xa ấy, giữa lối sống phương Tây xa lạ, cô bé vẫn an nhiên với những món Huế tự làm ở ký túc xá. Có khi là những chiếc bánh trung thu kiểu Huế mà con vẫn hay làm vào mùa thu. Hay một ít mứt củ quả khi tết đến.

Những món ăn mà có lẽ, đã giúp con được thư giãn. Giúp con vượt qua nỗi cô đơn, nỗi sợ hãi chết chóc và cả sự kỳ thị màu da... trong cơn bão COVID-19.

Tôi lại nhớ về ngôi nhà nhỏ xinh xắn của cô bé ở Huế. Nơi chị đã dành một khoảnh đất khiêm nhường phía sau nhà để giữ một góc bếp truyền thống.

Góc bếp có cái kiềng ba chân để nấu cơm bằng củi. Có cái chạn tre gác lên đó một vài thứ gợi nhớ quê nhà, dù là qủa bầu khô, dăm trái bắp hay bó củi hun khói....

“Có những món ăn của Huế, lạ lắm. Phải nấu bằng bếp củi mới giữ được hồn, giữ được hương”, chị trải lòng, về một góc chốn làng quê tựu lại trong căn bếp xưa cũ.

Giữa phố thị, một chút gốc gác, một chút Huế tảo tần, khéo ăn hay làm đã được gìn giữ, vun bồi từ căn bếp nhỏ nhắn, xưa cũ ấy. 

KIM OANH 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lời nói dối yêu thương

Bà Tới đang cầm những tờ màu xanh lá trên tay đếm đi đếm lại đến hai lần rồi gói ghém cẩn thận vào bị áo, lấy ghim ghim lại. Số tiền này bà vừa mới đi vay của cô Minh tạp hóa gần nhà. Năm nay làm ăn khốn khó, mùa màng thất bát, vợ chồng bà lo lắng mấy tháng nay. Tiền đâu lo Tết, mua cho lũ nhỏ cháu ngoại bộ quần áo đẹp, rồi nạp học phí kỳ 2 cho thằng Bi…

Lời nói dối yêu thương
Lan tỏa tình yêu Huế xưa

Nhìn thấy được sức mạnh của mạng xã hội, Đào Hữu Quý thử thách bản thân bằng việc trở thành “nhà sáng tạo nội dung” (content creator), “nhồi nặn” sức hút của vẻ đẹp truyền thống Huế thành những video về văn hóa Huế… đăng lên mạng xã hội, khởi đầu là các món ăn độc lạ của Cố đô.

Lan tỏa tình yêu Huế xưa
Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân

Ngày ba mất, mắt mẹ buồn như cơn mưa mùa đông. Mẹ nhìn An như cây nhìn mưa, rũ rượi bên hông cửa. An lặng lẽ xếp từng chùm hoa giấy bỏ vào bao nilon. Năm nay không có tết rồi vì nhà cậu không ai buồn gắn những bông giấy nhỏ xinh để đem lên phố bán cho kịp người ta đưa ông Táo. Khi còn sống, ba An nói: “Cố mà giữ lấy nghề của tổ tiên. Ta không giàu vì những bông giấy Thanh Tiên mà giàu vì hồn quê, vì vốn văn hóa của một thời cha ông để lại”.

Bông giấy vẫn nở dưới mưa xuân
Tết muộn

Tôi sinh ra và lớn lên ở một làng chài ven biển quanh năm đượm mùi tôm cá. Tết của những làng chài ven biển cũng không khác gì ở những nơi khác, có chăng chỉ là tuổi thơ của tôi gắn liền với những chuyến đi biển xa biền biệt của ba. Vì thời gian tết về thì ở chỗ chúng tôi cũng là lúc bắt đầu mùa cá. Khi ấy những người đàn ông sẽ dong thuyền ra khơi và có khi đi cả tháng trời mới về. Tết của chúng tôi khi ấy vừa là hòa vào không khí chung của ngày lễ cổ truyền, vừa là sự chờ đợi và cầu bình an cho những người chủ gia đình đang lênh đênh trên sóng.

Tết muộn

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top