ClockThứ Sáu, 06/07/2012 14:41

Bắt đầu từ chính sách đầu tư thông thoáng

TTH - Cùng với nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, huyện Nam Đông tiếp tục thực hiện chính sách thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (CN-TTCN) trên địa bàn.

Nâng cao hiệu quả sản xuất

 

Từ khi cây cau, cao su đưa vào khai thác, huyện Nam Đông tập trung kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh, vận động người dân đầu tư xây dựng nhà máy, cơ sở chế biến mủ cao su và cau khô xuất khẩu nhằm nâng cao giá trị sản phẩm. Sau khi tìm hiểu thị trường, huyện hỗ trợ một số hộ dân thành lập cơ sở chế biến cau khô xuất khẩu sang Trung Quốc. Năm đầu tiên 2002 chỉ có 1 lò của hộ ông Lại Diệm ở xã Hương Lộc, đến nay toàn huyện có trên 10 lò chế biến tạo việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập bình quân mỗi tháng từ 1,5 triệu đến 2 triệu đồng/người. Riêng năm 2011 các cơ sở chế biến khoảng 170 tấn cau khô xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

 

 

Sấy cau khô xuất khẩu ở Hương Lộc

 

Năm 2011, giá trị CN-TTCN trên địa bàn huyện đạt 37,3 tỷ đồng, tăng 33,7% so với năm trước. 6 tháng đầu năm 2012, giá trị CN-TTCN đạt gần 20 tỷ đồng, tăng 16,8% so với cùng kỳ năm 2011. Phấn đấu đến cuối năm 2012, giá trị sản xuất CN-TTCN huyện Nam Đông đạt khoảng 50 tỷ đồng.

Những năm gần đây, Công ty cổ phần cao su Thừa Thiên Huế đầu tư trên 5 tỷ đồng xây dựng, nâng cấp Nhà máy chế biến mủ cốm Hương Phú, nâng công suất lên 3.000 tấn sản phẩm/năm. Năm 2011, công ty chế biến 600 tấn mủ cốm, doanh thu 40 tỷ đồng, tăng 17,6 tỷ đồng so với năm trước. Việc đầu tư nhà máy chế biến mủ cốm còn tạo việc làm ổn định cho hàng chục lao động trên địa bàn. Cùng với cau và cao su, huyện tập trung khai thác và trồng tre lồ ô để phục vụ làm đũa, tăm tre xuất khẩu. Công ty TNHH Nhân Lộc và các sở trên địa bàn đã sơ chế hàng ngàn tấn đũa, tăm tre xuất khẩu; tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động có thu nhập bình quân mỗi người trên 1 triệu đồng/tháng.

 

Các xã, thị trấn vận động nhân dân tăng cường khai thác tiềm năng trên địa bàn để phát triển CN-TTCN. Huyện còn hỗ trợ các địa phương đa dạng hoá các loại hình dịch vụ ngành nghề sản xuất kinh doanh. Những năm qua, huyện đầu tư xây dựng cơ sở thêu, đến nay đã tạo công ăn việc làm cho khoảng 300 con em ở các xã định canh, định cư. Theo Phòng Công thương huyện Nam Đông, trên địa bàn huyện còn có hàng trăm cơ sở sản xuất kinh doanh dịch vụ, như: chổi đót, mộc dân dụng, may mặc, sửa chữa xe máy, cơ khí, chế biến nông sản, khai thác đá ốp lát... với trên 500 lao động; thu nhập bình quân mỗi người từ 1,5 đến 2 triệu đồng/tháng. Nhiều hộ sản xuất, kinh doanh các dịch vụ ngành nghề CN-TTCN đều có đời sống ổn định và có cơ hội vươn lên làm giàu.

 

Những chính sách thu hút đầu tư

 

Thời gian tới, huyện Nam Đông tiếp tục khai thác tiềm năng, phấn đấu mở rộng diện tích cao su lên 4.000 ha, cau trên 300 ha và tre lồ ô trên 200 ha nhằm đẩy mạnh phát triển ngành nghề chế biến, tạo công ăn việc làm ổn định và tăng thu nhập cho người lao động. Các ban ngành tập trung đầu tư nâng cao chất lượng và hiệu quả các dịch vụ, ngành nghề, như cơ khí, sửa chữa xe máy, sản xuất chổi đót, thêu ren... Huyện đốc thúc các nhà đầu tư, nhà thầu đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình thuỷ điện, Nhà máy xi măng Nam Đông sớm hoàn thành đưa vào sử dụng. Các công trình hoàn thành tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động ở địa phương, là cơ hội tạo bước đột phá mới trong phát triển kinh tế - xã hội của huyện.

 

Chế biến mủ cao su tại Nhà máy Chế biến mủ cao su Hương Phú

 

 Cùng với việc kêu gọi các nhà đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn, những năm qua, huyện Nam Đông có chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho người lao động. Bình quân, mỗi lao động trong thời gian học nghề được huyện tạo điều kiện hỗ trợ kinh phí đào tạo từ 300 ngàn đến 400 ngàn đồng/tháng. Hằng năm, huyện tổ chức hàng chục lớp đào tạo nghề mộc dân dụng, mộc mỹ nghệ, thêu ren, mây tre đan, chổi đót, dệt thổ cẩm, cơ khí, sửa chữa xe máy... cho hàng trăm lao động trên địa bàn. Thời gian tới, dự kiến bình quân mỗi năm huyện tổ chức từ 10-20 lớp tập huấn, đào tạo nghề cho lao động, chủ yếu là mộc mỹ nghệ, mộc dân dụng, cơ khí, thêu ren, mây tre đan, kỹ năng làm dịch vụ kinh doanh và một số ngành nghề quan trọng khác...

 

Ông Ngô Văn Chiến, Chủ tịch UBND huyện Nam Đông cho hay, huyện tiếp tục thực hiện chính sách hỗ trợ tạo điều kiện cho các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất kinh doanh ngành nghề CN - TTCN trên địa bàn. Huyện sẽ tạo điều kiện quy hoạch cấp mặt bằng và vay vốn để các doanh nghiệp, cá nhân thuận lợi trong việc tổ chức sản xuất kinh doanh. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh tạo việc làm cho lao động địa phương từ 10 người trở lên và tạo việc làm cho con em đồng bào dân tộc thiểu số thưởng 5-6 triệu đồng; thu hút 100 lao động trở lên được thưởng trên 10 triệu đồng. Gần đây huyện cũng thưởng cho nhiều tổ chức, cá nhân từ 5 đến 10 triệu đồng và gần đây nhất là cơ sở thêu được thưởng 5 triệu đồng vì đã tạo công ăn việc làm cho con em địa phương.

 

Bài và ảnh: Hoàng Triều

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5

Nhằm đảm bảo cấp điện trong dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30/4 và 1/5 tới, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế (PC Thừa Thiên Huế) chỉ đạo các phòng ban chức năng, các đơn vị trực thuộc thực triển khai các giải pháp nhằm đảm bảo cung cấp điện ổn định, an toàn, tin cậy phục vụ các hoạt động chính trị, xã hội, sản xuất kinh doanh, nhu cầu sinh hoạt, lễ hội của nhân dân trên địa bàn.

Đảm bảo cấp điện dịp Giỗ tổ Hùng Vương, lễ 30 4 và 1 5
Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh

Chiều 10/4, tại Nghệ An, Trường đại học Kinh tế, Đại học Huế phối hợp với Viện Nghiên cứu kinh doanh, Đại học Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh, Trường đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng và Trường đại học Kinh tế Nghệ An tổ chức hội thảo khoa học Quốc gia “Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh hướng tới mục tiêu phát triển bền vững”.

Phát triển nguồn nhân lực, thúc đẩy đầu tư xanh
Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh

Sau thời gian gặp khó khăn do thị trường tiêu thụ cũng như yêu cầu xuất khẩu vào thị trường EU và một số thị trường khác phải đảm bảo “đơn hàng xanh”, năm 2024 các doanh nghiệp (DN) sản xuất hàng dệt may trên địa bàn tích cực đầu tư nhà xưởng, thay đổi chiến lược kinh doanh để đáp ứng các yêu cầu nên đã phục hồi trở lại và ổn định sản xuất kinh doanh.

Dệt may phục hồi, tăng tốc trong xu thế xanh
Return to top