ClockThứ Sáu, 02/06/2017 08:34

Bắt đầu từ gia đình

TTH - Năm 2017 là năm thứ hai Tháng Hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình (từ 1-30/6) được tổ chức ở quy mô quốc gia, theo Quyết định 363 của Thủ tướng Chính phủ ban hành ngày 8/3/2016.

Bạo lực gia đình là vấn đề nhức nhối, không chỉ làm tổn hại tinh thần, danh dự, sức khỏe, tính mạng  của các nạn nhân mà còn ảnh hưởng tới an ninh trật tự xã hội, tác động xấu tới sự phát triển của từng gia đình và mỗi quốc gia. Đây là hành vi vi phạm pháp luật, để lại hậu quả nghiêm trọng cho con người, nhất là phụ nữ và trẻ em, người già. Tại lễ phát động Tháng Hành động quốc gia phòng, chống bạo lực gia đình tổ chức ngày 30/5 tại Vĩnh Phúc, theo số liệu báo cáo của các địa phương, từ năm 2012 đến năm 2016 cả nước xảy ra trên 127 nghìn vụ bạo lực gia đình; trong đó đối tượng gây bạo lực là nam giới chiếm 83,69% và gần 80% số vụ ly hôn hằng năm có nguyên nhân từ bạo lực gia đình.

Tại Thừa Thiên Huế, theo thống kể của ngành chức năng, giai đoạn 2012-2015 số vụ bạo lực gia đình dưới 400 vụ/năm. Tuy nhiên, đây chỉ là con số ghi nhận được, có sự vào cuộc của cơ quan, đoàn thể còn thực tế lớn hơn nhiều, bởi tâm lý “tốt khoe xấu che”, “xấu chàng hổ ai”. Thực tế trên địa bàn tỉnh đã xảy ra một số vụ bạo lực gia đình dai dẳng, nạn nhân cố chịu đựng, chỉ khi để lại hậu quả nghiêm trọng vụ việc mới được phanh phui. Điển hình như các vụ chồng đánh gãy tứ chi vợ ở Phong Điền; vợ đánh chết chồng ở Quảng Điền hay vụ anh rể dã man đánh chết em vợ ở Huế… xảy ra năm 2014.

Gia đình là tế bào của xã hội. Muốn xã hội phát triển lành mạnh trước hết phải xây dựng gia đình bình đẳng, không  có bạo lực. Để phòng chống bạo lực gia đình, trong những năm qua tỉnh và các ngành, các tổ chức đoàn thể  đã triển khai nhiều phương án, kế hoạch, hoạt động nhằn tuyên truyền giáo dục đạo đức, lối sống trong các gia đình, cộng đồng dân cư. Một số địa phương, đoàn thể tổ chức có các mô hình hay, hiệu quả như thành lập câu lạc bộ phòng chống bạo lực gia đình, câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững và nhóm phòng chống bạo lực gia đình, gia đình 5 không 3 sạch…

Với chủ đề “Gia đình- nguồn lực và trách nhiệm trong phòng, chống bạo lực gia đình”, Tháng Hành động   quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình năm nay lấy gia đình làm nền tảng để xây dựng  gia đình hạnh phúc hướng đến một xã hội hạnh phúc. Để đạt được mục tiêu trên, bên cạnh sự vào cuộc của các ngành, các cấp trong việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, tháo gỡ vướng mắc, cần có sự hợp tác của  gia đình và cơ sở. Bởi bạo lực gia đình hiện diễn biến phức tạp, đa dạng, không chỉ là hành hung, đánh đập mà còn ở nhiều góc độ khác như nhục mạ, kiểm soát thời gian, theo dõi điện thoại, tin nhắn… Chỉ người trong cuộc mới hiểu rõ và  mạnh dạn hợp tác thì các cơ quan chức năng, tổ chức đoàn thể mới có thể giúp đỡ hỗ trợ, ngăn chặn các hành vi bạo lực gia đình. Tránh để đến khi mâu thuẫn không còn kiểm soát được mới vào việc xử lý thì hậu quả đau lòng, nặng nề hơn rất nhiều.

Hoàng Giang

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

“Lùi lại” để sống bên con

Mùa thi cận kề, nhưng không ít phụ huynh đã bắt đầu thay đổi quan điểm, không còn quá kỳ vọng vào thành tích của con. Điểm cao cũng tốt, không cao cũng không sao miễn con vui khỏe là được. Tôi hiểu điều này khi mình cũng đang có hai con đang ở tuổi đến trường và cũng ở chung tâm trạng lo lắng khi tình trạng học sinh trầm cảm dẫn đến tự tử như một cách để giải thoát… đang lan truyền. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy để lại đầy xót xa.

“Lùi lại” để sống bên con
Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ

Sáng 15/4, Cục Chính sách, Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh tổ chức Lễ bàn giao di vật, kỷ vật của liệt sĩ cho thân nhân 2 gia đình liệt sĩ tại Thừa Thiên Huế.

Bàn giao di vật, kỷ vật cho thân nhân gia đình liệt sĩ
Lòng biển

“Lòng biển rộng đến chừng nào?”. Khôi vẫn thường hỏi thế mỗi khi lang thang trên bãi biển. Tuy chẳng rõ, nhưng với anh biển mênh mông lắm.

Lòng biển
Không thể “nhỏ hơn”

Ngót nghét cả mấy năm nay nội tôi già ốm. Nội một mình ở quê nên cả nhà tôi thay nhau tối về chăm mệ. Nội vẫn đi lại được nhưng tuổi đã 85 nên biết đâu được “trái gió trở trời”, không thể lường hết mọi chuyện xảy ra ba tôi phải làm ngay lịch phân công để đêm nào cũng có người bên cạnh mệ. Lo ăn sáng cho nội, tôi mới phát hiện ở làng Dã Lê quê tôi nằm cạnh Quốc lộ 1A có một quán cháo gạo lứt cá kho tuyệt ngon. Không chỉ nội mà cha con tôi ăn quen nên ai cũng nghiện.

Không thể “nhỏ hơn”
Ngọn hải đăng

Những lá thư anh viết cho tôi đều trên giấy học trò. Giữa thời buổi điện thoại di động, điện thoại bàn, thậm chí chỉ cần có một chiếc điện thoại thông minh với 4G là có thể nói chuyện, nhắn tin cho nhau. Vậy mà, anh vẫn viết thư cho tôi. Anh giải thích: “Hiện tại trên thế giới, người Pháp vẫn viết thư cho nhau, bởi nhìn mặt chữ như nhìn mặt người. Vả lại, chỉ có chữ viết mới có thể nói hết lời yêu thương”. Anh đã tạo cho tôi một thói quen nhận thư vào mỗi tuần. Chính từ những lá thư anh gởi, tôi mới phát hiện ra rằng, người đưa thư trong xóm tôi vẫn phải đưa thư đúng 7 ngày trong tuần. Anh dùng chiếc bì thư bán ở bưu điện để gởi. Nét chữ của anh cứng rắn khác với tính tình hiền dịu của anh.

Ngọn hải đăng
Return to top