ClockThứ Hai, 13/07/2020 14:52

Bắt đầu từ lòng kính yêu Bác

TTH - Trong số 14 thí sinh của tỉnh vào vòng chung kết cuộc thi trực tuyến toàn quốc “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ” do Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Giáo dục - Đào tạo tổ chức cuối tháng 6 vừa qua, Trường THCS Lộc Điền, huyện Phú Lộc chiếm gần tuyệt đối với 13 thí sinh.

Cần có nhiều tác phẩm mới hay hơn, sáng tạo hơn về chủ đề học BácLãnh đạo Đảng, Nhà nước, đại biểu Quốc hội vào Lăng viếng BácTháng năm, nghe những vần thơ xúc động về Bác Hồ

Học sinh Trường THCS Lộc Điền tham gia vòng thi chung kết trực tuyến "Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ"

Xem bảng danh sách thí sinh tham gia vòng thi chung kết toàn quốc cuộc thi trực tuyến "Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ", tôi khá ngạc nhiên bởi trong số 130 thí sinh khối THCS trong toàn quốc, Thừa Thiên Huế có 14 em, trong đó Trường THCS Lộc Điền chiếm 13 em.

Anh Bùi Vĩnh Tuấn Anh, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng Đội tỉnh cho biết, toàn tỉnh có hơn 20 ngàn đội viên đến từ các liên đội tham gia và toàn quốc có gần 700 ngàn thí sinh tham gia. Để vào vòng chung kết, các em phải vượt qua nhiều vòng loại. “Đây không phải là lần đầu tiên Trường THCS Lộc Điền có thành tích nổi bật khi tham gia các hội thi cấp Trung ương. Năm 2014, trường là đơn vị duy nhất trong tỉnh có 3 học sinh xuất sắc vào vòng chung kết cuộc thi “Chinh phục vũ môn” quốc gia do Trung ương Đoàn và Bộ Giáo dục- Đào tạo phối hợp tổ chức”, anh Tuấn Anh cho biết.

Trở về sau vòng chung kết cuộc thi trực tuyến "Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ", các em Trường THCS Lộc Điền tự tin là bản thân có thêm nhiều kiến thức về cuộc sống và sự nghiệp của Bác Hồ kính yêu.

Em Nguyễn Thị Ca Mây, học sinh lớp 8/1 chia sẻ: “Tham gia cuộc thi, em đã tìm đọc rất nhiều sách và tài liệu về Bác Hồ. Em nhớ mãi hình ảnh Người cùng thiếu nhi vui Tết Trung thu, rất giản dị mà đầm ấm yêu thương. Tình cảm, sự quan tâm, chăm sóc, giáo dục của Người qua những bức thư, lời dạy, bài viết gửi đến thiếu niên, nhi đồng cả nước nhân dịp Tết Thiếu nhi, Ngày khai trường… mãi mãi khắc sâu trong tâm trí em, là hành trang nhắc nhở em luôn phải phấn đấu rèn luyện, xứng danh cháu ngoan Bác Hồ”.

Với suy nghĩ thực hiện tốt các phần thi cũng là cách thể hiện tình cảm dành cho Bác Hồ kính yêu, nên em Văn Thị Hồng Cảm luôn nỗ lực trả lời tốt nhất các câu hỏi và tại vòng loại Cảm đã đạt số điểm tối đa.

Để tạo nền tảng cho các em học sinh tham gia các cuộc thi lớn của các cấp tổ chức, Trường THCS Lộc Điền thường xuyên tổ chức nhiều hoạt động cho các em thử sức. Cụ thể, hàng năm trường đều tổ chức hội thi kể chuyện “Bác Hồ với thiếu nhi - thiếu nhi với Bác Hồ" cho các em học sinh. Vào dịp sinh nhật Bác, giờ đọc sách của các lớp đều hướng về chủ đề Bác Hồ. Trường cũng duy trì thường xuyên câu chuyện dưới cờ, theo hình thức dành 15 phút chào cờ hàng tuần để các em kể những câu chuyện theo chủ đề gắn với sự kiện lớn trong năm, vừa giáo dục truyền thống vừa rèn kỹ năng cho học sinh.

Thầy Đoàn Xuân Thành, Hiệu trưởng Trường THCS Lộc Điền cho biết: Mỗi cuộc thi là một cơ hội cọ xát thực tế cho học sinh, giúp các em củng cố kiến thức, khẳng định bản thân và cũng là cơ hội để nhà trường khẳng định chất lượng dạy học, vì vậy trường luôn tham gia nghiêm túc. Đồng thời, trường kịp thời tuyên dương, khen thưởng các học sinh có thành tích trong học tập và tham gia các phong trào để khích lệ, động viên các em. Cuộc thi "Thiếu nhi với Bác Hồ, Bác Hồ và thiếu nhi" là một sân chơi hấp dẫn, bổ ích để giáo dục các em niềm tự hào, lòng kính yêu Bác Hồ bằng những hành động, việc làm cụ thể.

Với nhiều thành tích xuất sắc, nhiều năm liền, Liên đội Trường THCS Lộc Điền được Hội đồng Đội Trung ương tặng Bằng khen.

Bài, ảnh: Hải Thuận

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chuyển đổi số bắt đầu từ kho bạc số

Hoàn thiện cơ chế, chính sách và quy trình nghiệp vụ theo chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước số giai đoạn 2021 - 2030 đang được Kho bạc Nhà nước tỉnh thực hiện, tạo nên những chuyển biến trong cải cách hành chính.

Chuyển đổi số bắt đầu từ kho bạc số
Sáng tạo trong học Bác

“Học Bác không chỉ là học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mà học Bác bằng nhiều hình thức, biện pháp sáng tạo, bằng những việc làm cụ thể hằng ngày. Chính điều đó đã giúp phong trào học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh mang lại hiệu quả thiết thực, góp phần chuyển biến nhận thức, hành động của cán bộ, chiến sĩ các đơn vị...” - Đại tá Hoàng Văn Nhân, Chính ủy, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh khẳng định.

Sáng tạo trong học Bác
Đổi mới bắt đầu từ người thầy

Thực tiễn triển khai Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới ở Thừa Thiên Huế cho thấy, đổi mới phải bắt đầu từ đội ngũ giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Đổi mới bắt đầu từ người thầy
Return to top