ClockThứ Năm, 26/09/2019 06:30
THOÁT NGHÈO TRONG ĐỒNG BÀO THIỂU SỐ:

Bắt đầu từ thay đổi tập quán tiêu dùng

TTH - “Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, nhằm góp phần thoát nghèo bền vững” là tên nhiệm vụ khoa học được UBND tỉnh giao cho Ban Dân tộc tỉnh thực hiện, vừa được nghiệm thu cuối tháng 8/2019.

Cán bộ Ban Dân tộc huyện Nam Đông trao đổi công việc với những người có uy tín tại địa phương

Thay đổi thói quen để tiêu dùng hợp lý

Địa bàn Thừa Thiên Huế có 46 xã miền núi, trong đó 34 xã có đồng bào dân tộc thiểu số. Đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh cư trú tập trung theo cộng đồng xã, thôn, bản và sinh sống chủ yếu ở hai huyện miền núi Nam Đông, A Lưới. Một số ít sống ở các xã miền núi thuộc thị xã Hương Trà, huyện Phú Lộc và huyện Phong Điền. Nhiều năm qua, được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, hệ thống cơ sở hạ tầng vùng đồng bào sinh sống cơ bản được đáp ứng, đời sống người dân có nhiều chuyển biến phát triển. Tuy vậy, thực tế đời sống đồng bào còn nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo rất cao. Đến năm 2018 còn 3.882 hộ nghèo/13.469 hộ đồng bào thiểu số, chiếm tỉ lệ 28,8%.

Thực hiện đề tài, nhóm tác giả đã tập trung nghiên cứu ở hai huyện A Lưới và Nam Đông. Trong đó, ở A Lưới nghiên cứu tại ba xã đại diện cho dân tộc Tà ôi, Pakoh, gồm: Hồng Trung, Nhâm, Đông Sơn. Ở huyện Nam Đông, nghiên cứu tại hai xã đại diện cho dân tộc Cơtu là Thượng Lộ và Hương Sơn… Nhóm đi sâu tìm hiểu tập quán tiêu dùng trong đời sống của đồng bào, từ sinh hoạt thường ngày, cưới hỏi, tang ma, đến cả lễ hội. Từ đó đề xuất giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng ấy để người dân có nhiều điều kiện thoát nghèo bền vững. Đồng thời, lựa chọn mô hình thí điểm để hỗ trợ áp dụng giải pháp thay đổi tập quán tiêu dùng cho người dân.

Theo nhóm nghiên cứu, tâm lý cố kết cộng đồng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số là yếu tố tác động không nhỏ đến thói quen tiêu dùng của người dân. Nếu tiêu dùng hợp lý, bà con đồng bào sẽ giảm được nghèo đói và ngược lại. Bà con cũng coi sản vật thiên nhiên là sự ban phát của tạo hóa, không của riêng ai. Một con thú săn được cả cộng đồng đều hưởng. Họ rất hào sảng với khách, cộng đồng và thần linh. Họ có thể để mình thiếu thốn nhưng luôn cố gắng thiết đãi khách mọi vật phẩm quý nhất của gia đình, nộp đủ đầy lễ vật cho lễ hội làng, lo tươm tất cưới xin, tang ma… Do vậy, tính tư hữu cá nhân và gia đình chưa phát triển, không thể tích lũy của cải. Khía cạnh nào đó, đây là nếp sống tích cực, phóng khoáng. Nhưng chính điều này cũng là lực cản quá trình phát triển trình độ tiêu dùng và tổ chức cuộc sống gia đình một cách khoa học, hiệu quả.

Nói cụ thể để bà con dễ hiểu

Liên quan đến đời sống của bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thừa Thiên Huế, nhiều tác giả trong và ngoài tỉnh cũng đã có đi sâu nghiên cứu. Tuy nhiên, nghiên cứu trực tiếp đến thực trạng tiêu dùng của người dân rồi từ đó đề xuất giải pháp phù hợp tác động để bà con thoát nghèo bền vững, thì đến nhiệm vụ khoa học này mới thực hiện một cách cụ thể. Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được hai mô hình điểm áp dụng thay đổi tập quán tiêu dùng và ban hành cuốn cẩm nang quy định về việc cưới xin, làm nhà, tang ma, lễ hội ở đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh.

Theo ông Lê Văn Cường, Phó Trưởng ban Dân tộc, Chủ nhiệm đề tài: Ứng dụng kết quả nghiên cứu này, các cơ sở ứng dụng (đặc biệt là hộ gia đình trong cộng đồng dân cư) sẽ nhận thấy mình cần thay đổi hành vi tiêu dùng theo lối cũ, lỗi thời, lạc hậu, cản trở sự phát triển, tiến bộ ngay của chính bản thân mình. Đồng thời, những cá nhân/hộ gia đình đã ứng dụng hiệu quả sẽ lan truyền giải pháp và nêu gương thay đổi tập quán tiêu dùng cho những người xung quanh. Cứ như vậy, mô hình được nhân rộng... Để đề tài đi vào thực tế hơn, các cấp chính quyền địa phương cần tổ chức tuyên truyền, nhằm thay đổi nhận thức cho đồng bào trong việc thay đổi hành vi tiêu dùng và chú trọng tập quán tiêu dùng. Đặc biệt, cần xây dựng một đề án tổng thể để áp dụng một cách khoa học các kết quả nghiên cứu trong việc thay đổi tập quán tiêu dùng để thoát nghèo bền vững.

Từ thực tế của một cán bộ thường xuyên làm việc trực tiếp với đồng bào, bản thân cũng là một người con của dân tộc Cơ tu, ông Lê Thanh Hồ, Phó Chủ tịch UBND huyện Nam Đông nhấn mạnh: Tuyên truyền những nội dung này cho bà con đồng bào, người cán bộ tuyên truyền không cần sử dụng quá nhiều chữ. Nhưng quan trọng là sử dụng nhiều hình ảnh sinh động để minh họa, cũng như truyền thông bằng những câu chuyện cụ thể để bà con dễ hiểu và dễ làm theo. Hơn nữa, nếu việc này được thực hiện bằng những người được cộng đồng người dân tín nhiệm, tin cậy, thì chắc chắn hiệu quả của đề tài sẽ lan tỏa và tác động rất tích cực vào thói quen vốn đã thành truyền thống của đồng bào.

Bài, ảnh: ĐỒNG VĂN

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách

Nhờ có nguồn vốn tín dụng chính sách, thời gian qua, đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) huyện Nam Đông đã mạnh dạn phát triển kinh tế hộ gia đình, không ngừng vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Thoát nghèo nhờ nguồn vốn chính sách
Thoát nghèo, ổn định cuộc sống

Nguồn vốn vay từ Quỹ Hỗ trợ nông dân (HTND) đã giúp nhiều hội viên, nông dân (HVND) Phong Sơn (Phong Điền) có điều kiện thoát nghèo, vươn lên làm giàu chính đáng.

Thoát nghèo, ổn định cuộc sống
Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc

Ngày 7/4, Tỉnh đoàn - Hội LHTN Việt Nam tỉnh phối hợp với Trung tâm Hỗ trợ Thanh thiếu nhi Việt Nam tổ chức chương trình trao mô hình sinh kế cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn huyện Phú Lộc.

Hỗ trợ mô hình sinh kế cho hộ nghèo tại Phú Lộc
Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

Cùng với các chương trình tín dụng chính sách, chương trình cho người lao động vay vốn đi làm việc ở nước ngoài đã góp phần quan trọng trong giải quyết vấn đề việc làm, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn TP. Huế nói riêng và tỉnh Thừa Thiên Huế nói chung.

Tiếp sức cho lao động đi làm việc ở nước ngoài

TIN MỚI

Return to top