Chính trị - Xã hội Chính trị - Xã hội
Bầu cử Quốc hội khóa XIV: Thẩm tra ứng cử viên phải công bằng
Để đảm bảo chất lượng các ứng cử viên đại biểu Quốc hội khoá XIV, công việc đầu tiên là cần đảm bảo quy trình thẩm tra, duyệt hồ sơ chặt chẽ.
Cơ cấu đại biểu Quốc hội là cần thiết nhưng chất lượng đại biểu Quốc hội mới là điều quan trọng. Nhìn lại nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, nhiều ý kiến cho rằng để cuộc bầu cử Quốc hội và HĐND sắp tới có thể lựa chọn được những đại biểu tiêu biểu tham gia vào Quốc hội - cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, đại diện cho ý chí và nguyện vọng của nhân dân thì ngay trong quá trình hiệp thương, lựa chọn nhân sự tham gia ứng cử vào Quốc hội khóa XIV, vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là chất lượng ứng cử viên.
![]() |
Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc |
Quốc hội khóa XIII có 2 đại biểu bị Quốc hội bãi nhiệm, trong đó 1 đại biểu có hành vi vi phạm pháp luật và 1 đại biểu bị bãi nhiệm vì thiếu trung thực trong kê khai ký lịch khi tham gia ứng cử vào Quốc hội.
Theo Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc, để không xảy ra những việc tương tự, gây ảnh hưởng đến niềm tin của cử tri, chất lượng các ứng cử viên và sự công bằng khách quan trong quá trình chuẩn bị bầu cử cần được quan tâm. Để đảm bảo chất lượng các ứng cử viên, công việc đầu tiên là cần đảm bảo quy trình thẩm tra, duyệt hồ sơ chặt chẽ.
Ông Nguyễn Hạnh Phúc nêu rõ: “Khóa XIII có 2 đại biểu bị bãi nhiệm đều là đại biểu tự ứng cử. Rút kinh nghiệm từ những vụ việc này, để đảm bảo chất lượng các ứng cử viên, các quy trình thẩm tra, xét duyệt hồ sơ phải chặt chẽ hơn; lấy ý kiến nhân dân phải đầy đủ, kĩ càng, quy trình phải công bằng cũng giống như quy trình của các đại biểu được tổ chức giới thiệu”.
Ông Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp (Uỷ ban Thường vụ Quốc hội), đại biểu Quốc hội đoàn Hà Nội cho rằng, lâu nay, cái khó của các cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND là giải quyết mối quan hệ giữa yêu cầu về năng lực, chất lượng đại biểu và yêu cầu đảm bảo cơ cấu, thành phần hợp lý.
Vì Quốc hội là cơ quan dân cử nên cần đảm bảo tính đại diện cho các tầng lớp, giai cấp. Tuy nhiên, không phải vì cơ cấu mà không quan tâm đến yếu tố chất lượng. Bất cứ ai, thuộc khối nào, Nhà nước hay ngoài Nhà nước, già hay trẻ đều phải đủ điều kiện theo quy định của Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND, Luật Tổ chức Quốc hội và Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Chẳng hạn, già mà không đủ sức khỏe hay trẻ mà thiếu kinh nghiệm, không đảm bảo về trình độ chuyên môn đều không được.
Ông Đinh Xuân Thảo cho rằng: “Tất cả những người được giới thiệu ra ứng cử cũng như người tự ứng cử phải được xem xét chặt chẽ, kĩ càng căn cứ theo quy định của pháp luật. Có nghĩa là phải bình đẳng như nhau. Nhưng trên thực tế, những người được giới thiệu ra ứng cử phải trải qua quy trình chặt chẽ nhiều khâu, có khi cả hàng trăm người mới chọn được ra 1 người. Trong khi đó người tự ứng cử chưa được sàng lọc với cơ quan tổ chức nào, vì thế thì khi đưa vào hiệp thương cần xem xét thật kĩ".
Tham gia quá trình hiệp thương bầu đại biểu Quốc hội khóa XIV, ông Nguyễn Văn Pha, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam nhìn nhận: Quốc hội khóa XIII có 2 đại biểu là doanh nhân bị Quốc hội bãi nhiệm. Vì thế trong quá trình xây dựng các văn bản hướng dẫn về bầu cử ở khóa XIV thời gian qua cũng đã có một số ý kiến ở cấp tham mưu cho rằng cần phải có sàng lọc người tự ứng cử.
Ông Nguyễn Văn Pha cho rằng: Việc giới thiệu người ứng cử là cả quy trình chặt chẽ, riêng MTTQ không thể làm được. Hội nghị Hiệp thương phân bổ cho cơ quan, tổ chức, đơn vị nào thì cơ quan tổ chức, đơn vị đó phải chịu trách nhiệm về người giới thiệu và theo quy trình chặt chẽ.
MTTQ là cơ quan cuối cùng xem xét, đối chiếu quy định của pháp luật, của Đảng để lựa chọn đúng như mong muốn của các cơ quan có thẩm quyền về người ứng cử đại biểu Quốc hội và HĐND trong nhiệm kỳ này. Tuy nhiên, để thể hiện rõ vai trò của Mặt trận, tránh những trường hợp bị Quốc hội bãi miễn như nhiệm kỳ qua, thì qua các vòng hiệp thương MTTQ sẽ rút kinh nghiệm.
“MTTQ sẽ phải làm đúng theo Luật, đúng trách nhiệm của Mặt trận trong cuộc bầu cử. Chúng tôi cũng nhấn mạnh ngoài trách nhiệm của mình, theo Luật phải phối hợp chủ động và chặt chẽ với cơ quan có liên quan để bất kỳ những trường hợp phát sinh liên quan đến người ứng cử đều được xem xét, xử lý rõ ràng trước khi đưa vào danh sách chính thức”, ông Nguyễn Văn Pha nói.
Theo chương trình, ngoài 3 vòng hiệp thương, các cuộc vận động bầu cử và Hội nghị lấy tín nhiệm của cử tri đối với người ứng cử đại biểu Quốc hội cũng được tổ chức. Tuy nhiên, để lựa chọn những ứng cử viên xứng đáng vào danh sách bầu cử đòi hỏi Hội đồng Bầu cử các cấp và toàn thể cử tri thực sự nêu cao tinh thần trách nhiệm và đặc biệt cần hết sức công tâm, khách quan trong nhìn nhận và đánh giá từng ứng cử viên trong quá trình chuẩn bị cho ngày bầu cử.
Theo VOV
- Áo xanh tình nguyện tại các điểm cấp căn cước công dân (19/04)
- Từ thương hiệu sen Huế (19/04)
- Cộng hòa liên bang Đức tiếp tục hỗ trợ bảo tồn văn hóa Huế (19/04)
- Ủy ban Tư pháp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động của Quốc hội (19/04)
- Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử (19/04)
- Thực hiện Văn phòng cấp ủy phục vụ chung: Sớm khắc phục những bất cập (19/04)
- Việt Nam nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế (18/04)
- Quý I/2021, lao động nữ có việc làm phi chính thức tăng (18/04)
-
Áo xanh tình nguyện tại các điểm cấp căn cước công dân
- Cộng hòa liên bang Đức tiếp tục hỗ trợ bảo tồn văn hóa Huế
- Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử
- Quý I/2021, lao động nữ có việc làm phi chính thức tăng
- Việt Nam nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Để “bức tranh hương bình” sớm hoàn mỹ
- Dẫu khó khăn nhưng vẫn nỗ lực cao nhất
- Nhiều hoạt động hướng về người khuyết tật
- Chủ động, kịp thời, chính xác
- Thông cáo báo chí về phiên họp Chính phủ ngày 15/4
-
Đánh nhau, quay clip đăng lên mạng
- Báo động tình trạng sử dụng ma túy tập thể
- Thưởng nóng tổ công tác số 4 nhiều lần vượt chỉ tiêu cấp thẻ căn cước công dân
- Anh thợ giày không tham của rơi
- Bắt quả tang đối tượng tàng trữ số lượng lớn ma túy
- Ông Lê Bá Phúc được bổ nhiệm làm Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường
- Cưỡng chế trả nhà, đất, vật kiến trúc tại 108 Bà Triệu
- Bắt giữ 2 đối tượng, thu giữ hơn 1,3kg ma túy
- Đưa đồi Vọng Cảnh trở thành điểm thu hút khách du lịch
- Xung kích, sáng tạo trong công việc
-
Cộng hòa liên bang Đức tiếp tục hỗ trợ bảo tồn văn hóa Huế
- Ủy ban Tư pháp tiếp tục phát huy vai trò nòng cốt trong hoạt động của Quốc hội
- Tăng cường kiểm tra công tác chuẩn bị bầu cử
- Việt Nam nỗ lực đóng góp vào duy trì hòa bình và an ninh quốc tế
- Giới thiệu chữ ký của Thủ tướng, 2 Phó Thủ tướng và BTCN Văn phòng Chính phủ
-
Từ 1/7, 6 trường hợp công dân bị hạn chế quyền tự do cư trú
-
Nỗi lo từ hành vi giải quyết mâu thuẫn bằng hung khí trong giới trẻ
-
Xử phạt người đăng thông tin sai sự thật, vu khống, xúc phạm uy tín cơ quan, tổ chức
-
Bắt giam các đối tượng bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
-
Phạt hành chính và bàn giao một người Trung Quốc nhập cảnh trái phép
- Xem tin mới nhất hôm nay