Thế giới Thế giới
Bầu cử “Siêu Chủ nhật” ở Đức: Thử thách đầu tiên của Thủ tướng Merkel
TTH.VN - Hôm nay (13/3), ba khu vực ở Đức sẽ tiến hành bỏ phiếu trong cuộc bầu cử quốc hội được nhiều người coi là một thử nghiệm cho Thủ tướng Angela Merkel và liên minh cầm quyền của bà, trước cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào năm tới, tin từ Sputnik sáng nay cho biết.
![]() |
Thủ tướng Đức Angela Merkel. Ảnh: AFP |
Có tổng cộng khoảng gần 13 triệu cử tri sẽ đi bỏ phiếu ở các bang phía tây Baden-Wuerttemberg và Rhineland-Palatinate, cũng như ở bang miền đông Saxony-Anhalt. Theo nhận định của hàng thông tấn Sputnik, cuộc bỏ phiếu "Siêu Chủ nhật" sẽ diễn ra trong bầu không khí lo ngại trước chính sách mở rộng vòng tay của bà Merkel đối với người tị nạn.
Theo các nhà phân tích, việc bỏ phiếu ở 3 bang của Đức hôm nay là “bài kiểm tra” đầu tiên về sự ủng hộ đối với Thủ tướng Merkel, 61 tuổi, trước khi diễn ra cuộc bầu cử quốc gia sang năm.
Thủ tướng Merkel đã cho phép hơn 1 triệu người di cư chạy trốn khỏi chiến tranh và nghèo đói gia nhập vào nền kinh tế lớn nhất châu Âu này để xin tị nạn, một động thái đưa bà đi ngược lại với nhiều thành viên bảo thủ trong Đảng Liên minh Dân chủ cơ đốc giáo (CDU) của mình và xa lánh phần lớn công chúng Đức.
Sự xuất hiện của dòng người di cư ở biên giới Đức trong năm ngoái có khả năng sẽ hướng cuộc bầu cử này chỉ tập trung vào 1 vấn đề và khiến Đảng CDU cùng đối tác Liên minh Xã hội cơ đốc giáo (CSU) mất nhiều phiếu bầu, các cuộc thăm dò dư luận gần đây cho thấy, trong khi số cử tri ủng hộ Đảng Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) - một đảng cánh hữu mới thành lập đầu năm 2013 nhưng đã có ghế ở Quốc hội Đức cũng như có ghế trong Nghị viện Châu Âu, phản đối chính sách nhập cư của chính phủ, đang lên rất cao.
Cuộc bỏ phiếu hôm nay sẽ là cơ hội đầu tiên để người dân Đức đưa ra phán quyết của mình trước cách thức mà chính phủ đã áp dụng để xử lý cuộc khủng hoảng di cư, kể từ khi Thủ tướng Merkel quyết định mở cửa cho người tị nạn chiến tranh từ Syria đến châu Âu hồi mùa hè năm ngoái.
Tố Quyên (Lược dịch từ Sputnik & USAtoday)
- Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay (17/05)
- Hội Hữu nghị Lào-Việt Nam: Cầu nối phát triển mối quan hệ hai nước (17/05)
- Campuchia: Du khách chưa tiêm phòng COVID-19 vẫn phải cách ly bảy ngày (17/05)
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ (17/05)
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế (17/05)
- Thủ tướng Pháp từ chức (17/05)
- Ấn Độ cấm xuất khẩu lúa mì đẩy nguy cơ lạm phát lương thực toàn cầu tăng cao (16/05)
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào (16/05)
-
Châu Âu dỡ bỏ yêu cầu đeo khẩu trang ở sân bay và trên máy bay
- Các nước ASEAN và Mỹ hợp tác nhằm tăng cường hệ thống y tế
- Thủ tướng Pháp từ chức
- Chạy đua tìm nguồn cung sau lệnh cấm xuất khẩu của Ấn Độ
- Việt Nam dự hội nghị toàn cầu về xóa bỏ lao động trẻ em tại Nam Phi
- [Infographics] Những đóng góp tích cực của Việt Nam tại Liên Hiệp quốc
- ASEAN nỗ lực công nhận chứng chỉ tiêm chủng vaccine COVID-19 lẫn nhau
- Mỹ coi trọng quan hệ đối tác với Đông Nam Á
- Hơn 45 quốc gia sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Hàng không Changi
- Thế giới đang tiến "gần hơn" đến ngưỡng tăng nhiệt độ 1,5 độ C
-
Nhiều kỳ vọng & cam kết
- Châu Âu sau dịch và quy tắc nhập cảnh đối với du khách quốc tế
- Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại diện Thương mại Hoa Kỳ
- WHO: Số ca nhiễm COVID-19 toàn cầu đã giảm 12% trong tuần qua
- Thái Lan: Du lịch khởi sắc, nhưng sự phục hồi kinh tế vẫn bị đe doạ bởi lạm phát
- Hoàn tất công tác chuẩn bị cho Hội nghị cấp cao đặc biệt ASEAN-Mỹ
- Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Lào
- Tổng thống Biden: quan hệ Mỹ - ASEAN bước sang 'kỷ nguyên mới'
- Nhật Bản có kế hoạch nâng giới hạn nhập cảnh lên 20.000 người/ngày
- Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Chủ tịch thường trực Thượng viện Hoa Kỳ