ClockThứ Hai, 24/04/2017 10:16

Bầu cử Tổng thống Pháp: Emmanuel Macron và Marine Le Pen vào vòng 2

Ứng cử viên Emmanuel Macron đạt 24% số phiếu và bà Marine Le Pen đạt 21,8% dẫn dầu cuộc đua và sẽ bước vào vòng 2 cuộc bầu.

Luật 44 giờ im lặng trước bầu cử PhápNước Pháp bắt đầu vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống 2017Sự chần chừ nguy hiểm của cử tri Pháp trước bầu cử Tổng thốngBầu cử Tổng thống Pháp: Chặng đua nước rút vòng một

Theo kết quả sơ bộ vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp ngày 23/4, ứng cử viên trung dung, thủ lĩnh phong trào "Tiến bước" Emmanuel Macron đạt 24%; và Chủ tịch đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN) Marine Le Pen đạt 21,8% dẫn dầu cuộc đua và sẽ bước vào vòng 2 cuộc bầu.

Tiếp theo, 2 nhân vật trên là François Fillon, đại diện đảng Những người Cộng hòa (LR) cánh hữu đạt 19,9%; Jean-Luc Mélenchon, ứng cử viên phong trào Nước Pháp bất khuất cực tả đạt 19,3%; Benoît Hamon, ứng cử viên của đảng Xã hội, cánh tả đạt 6,3%; Nicolas Dupont-Aignan, thuộc phong trào Nước Pháp Đứng lên đạt 4,9%; Philippipe Poutou, Tân Đảng chống Tư bản đạt 1,1%; Jean Lassalle, Chúng ta Hãy kháng cự đạt 1%; François Asselineau, thuộc Liên minh Nhân dân Cộng hòa đạt 0,8%; Nathalie Arthaud, Đấu tranh Công nhân 0,7%; Jacques Cheminade, Đoàn kết và Tiến bộ 0,2%.

bau cu tong thong phap emmanuel macron va marine le pen vao vong 2 hinh 1
2 ứng viên Marine Le Pen và Emmanuel Macron sẽ cùng vào vòng 2 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp. Ảnh: France24
 

Nếu so với kết quả các cuộc thăm dò gần đây, kết quả nói trên không phải là một bất ngờ. Tuy nhiên, điều khác lạ tại vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp lần này là lần đầu tiên đại diện của hai cánh truyền thống ở Pháp không có mặt ở vòng 2. Lần đầu tiên, một ứng cử viên trung dung, không tả mà cũng không hữu là Emmanuel Macron đối đầu với Marine Le Pen - thủ lĩnh đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc (FN), một phái không truyền thống, luôn đóng vai phụ trong các cuộc bầu cử ở Pháp.

Theo đánh giá chung, Emmanuel Macron giành thắng lợi bởi sự trẻ trung (39 tuổi), đầy năng lực (nguyên Bộ trưởng Kinh tế trong Chính phủ F Hollande), hứa hẹn những thay đổi trong cách điều hành, đem lai một "luồng gió mới" mà người Pháp đang mong đợi trong đời sống kinh tế-chính trị-xã hội. 

Ông Emmanuel Macron đã vận động được nhiều lực lượng ủng hộ khi đứng ở vị trí trung dung, có thể tranh thủ được cả những người cánh hữu và đặc biệt là cánh tả đang trong cơn khủng hoảng như Chủ tịch Phong trào Dân chủ (MoDem), François Bayrou, Bộ trưởng Quốc phòng Jean-Yves Le Drian hay nguyên Thủ tướng Manuel Valls... 

Trong khi đó, nữ thủ lĩnh của đảng cực hữu FN Marine Le Pen giành thắng lợi nhờ dựa vào tình hình thực tế ở Pháp và châu Âu hiện nay. Với khẩu hiệu "nước Pháp trước tiên", nữ thủ lĩnh của đảng cực hữu FN đã đi vào những vấn đề lớn của xã hội Pháp, tác động đến tâm lý bộ phận không nhỏ dân chúng đang bức xúc trước cuộc khủng hoảng nhập cư, các cuộc khủng bố Hồi giáo cực đoan, tình hình kinh tế khó khăn và nạn thất nghiệp, truyền thống và bản sắc dân tộc bị đe dọa trước sự thâm nhập của văn hóa ngoại lai... 

Điều này cũng phản ánh tâm trạng chung của người dân châu Âu và đà phát triển của các đảng cánh hữu và trào lưu dân túy ở châu Âu, dưới sự tác động của sự kiện Anh tách khỏi EU (Brexit) và việc Donal Trump lên làm Tổng thống Mỹ.

Marine Le Pen từng duy trì được thế dẫn đầu trong 1 thời gian khá dài trong các cuộc thăm dò dư luận với tỷ lệ ủng hộ dao động từ 26 - 28%, và chỉ chịu tụt xuống sau Emmanuel Macron một chút (1%) những ngày gần đây. Đặc biệt, bà luôn đạt trên 40% số phiếu ủng hộ của tầng lớp công nhân. 

Đứng thứ hai về tỷ lệ ủng hộ, Marine Le Pen thẳng bước vào vòng 2 cuộc bầu.Tuy nhiên, theo nhận định chung, thủ lĩnh Đảng FN cực hữu sẽ khó khăn khi phải vượt qua ranh giới bấy lâu nay để giành chiến thắng chung cuộc. Ranh giới ấy là ấn tượng xấu của dân chúng Pháp với chính sách bảo thủ cực đoan và phân biệt chủng tộc, tôn giáo của FN, cho dù điều đó đã được xoa dịu gần đây. Tiếp đó, nước Pháp dường như chưa dễ chấp nhận một phụ nữ lên làm Tổng thống. 

Bên cạnh đó, hình ảnh bà Marine Le Pen cũng bị hoen ố khi cũng vướng vào một sự cố gần giống với vụ "Penelopgate". Bà bị Nghị viện châu Âu cáo buộc chi sai 300.000Euro trong việc sử dụng trợ lý, không phải vì công việc của Nghị viện châu Âu mà phục vụ cho đảng FN của bà, và yêu cầu phải hoàn trả.

Sau khi nhận được kết quả vòng 1 cuộc bầu cử, tại đại bản doanh của mình Đại diện đảng Xã hội cánh tả Benoît Hamon là người đầu tiên thừa nhận thất bại nặng nề của đảng Xã hội trong cuộc bầu cử Tổng thống lần này. 

Ông thừa nhận không đủ khả năng khắc phục sự chia rẽ trong Đảng hiện nay, nhưng khẳng định PS không "chết", sẽ vượt qua cơn khủng hoảng này và sẽ phục hồi trong tương lai như một chính đảng mạnh, bảo vệ những tư tưởng của cánh tả. Ông kêu gọi ngăn chặn khả năng đảng cực hữu FN lên nắm quyền tại Pháp và tuyên bố ủng hộ ứng cử viên Emmanuel Macron tại vòng 2 cuộc bầu. 

Tiếp đó, Đại diện đảng Những người Cộng hòa (LR) cánh hữu François Fillon đọc diễn văn thừa nhận thất bại của LR. Ông bày tỏ dù đã hết sức cố gắng, nhưng những trở ngại gặp phải quá lớn và thẳng thắn nhận trách nhiệm của cá nhân mình trong thất bại này của LR. Ông cảnh báo sự nguy hiểm nếu một đảng cực hữu lên nắm quyền tại Pháp và tuyên bố sẽ ủng hộ Emmanuel Macron tại vòng 2 cuộc bầu. 

Nhiều chính trị gia gạo cội của cả cánh tả và cánh hữu đã cũng cảnh báo nguy cơ này và lên tiếng ủng hộ Emmanuel Macron tại vòng 2 cuộc bầu như Thủ tướng Bernard Cazeneuve; Alain Juppé...       

Vòng 1 cuộc bầu cử Tổng thống Pháp lần này thu hút gần 80% số cử tri đăng ký, con số tương đương những lần trước. Trên cả nước Có 66.546 điểm bỏ phiếu, mở cửa từ 8h sáng và đóng cửa lúc 20h.

Trong bối cảnh khủng bố đe dọa và sau vụ tấn công ở đại lộ Champs-Elysées đêm 20/4 giết chết một cảnh sát, hơn 50.000 cảnh sát và hiến binh và 7.000 người trong lực lượng quân tình nguyện (Sentinelle) đã được huy động để bảo vệ an ninh cuộc bầu cử./.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

CLB Huế chào khán giả nhà bằng trận cầu đón tiếp Phù Đổng Ninh Bình

Chiều 28/10, thầy trò HLV Nguyễn Đức Dũng có trận ra mắt người hâm mộ Huế ở mùa giải mới, khi đón tiếp Phù Đổng Ninh Bình trên sân Tự Do. Do lịch thi đấu Giải hạng Nhất quốc gia 2023 -2024 đang bước vào thời điểm mùa đông, nên bốn trận đấu trên sân nhà Tự Do ở năm 2023 của CLB Bóng đá Huế bắt đầu lăn bóng lúc 15g30, thay vì 16g00 như mùa giải 2023.

CLB Huế chào khán giả nhà bằng trận cầu đón tiếp Phù Đổng Ninh Bình
Ngoại hạng Anh 2023/24, vòng 2: Tottenham 2-0 Manchester United
Quỷ đỏ hết vận may, Gà trống gáy vang trên sân nhà

Ở trận cầu đáng chú ý giữa Spurs và M.U thuộc vòng 2 Premier Legaue, mặc dù đã liên tục tỏ ra áp đảo nhưng sự thiếu sắc bén trong những pha dứt điểm đi kèm với việc không gặp may khiến cho Quỷ đỏ không thể chọc thủng lưới đội chủ nhà dù chỉ 1 lần. Ở bên kia chiến tuyến, pha lập công của Sarr cùng pha đốt lưới nhà của Martinez trong hiệp 2 đã giúp Tottenham có thắng lợi đầu tiên trong mùa giải mới.

Quỷ đỏ hết vận may, Gà trống gáy vang trên sân nhà
Ngoại hạng Anh 2022/23, vòng 2: Liverpool 1-1 Crystal Palace
Nunez nhận thẻ đỏ, Liverpool lại hòa thất vọng

Sau khi bị tân binh Fulham cầm hòa ở vòng 1, Liverpool được trở về thánh địa Anfield để tiếp đón các vị khách Crystal Palace vào lúc 02h00 ngày 16/8. Liverpool bất bại tại Anfield ở đấu trường Premier League trong 14 trận gần nhất, họ hòa 1 và thắng tới 13. Mặt khác, họ chưa từng trắng tay ở trận đấu sân nhà đầu tiên trong mùa giải mới kể từ mùa 2003/04. Vì vậy, một Crystal Palace vừa để thua trước Arsenal chắc chắn rất khó để ra về có điểm trong tay.

Nunez nhận thẻ đỏ, Liverpool lại hòa thất vọng
Return to top