Thế giới Thế giới
Bay vào quỹ đạo sao Hỏa, tàu thăm dò của UAE làm nên lịch sử
TTH.VN - Một tàu thăm dò không gian do Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) phát triển đã đi vào quỹ đạo của Sao Hỏa hôm thứ Ba, trở thành sứ mệnh liên hành tinh đầu tiên của một quốc gia Trung Đông.
Tàu thăm dò Hope của UAE thực hiện sứ mệnh không gian nghiên cứu sao Hỏa đầu tiên củacác quốc gia trong khu vực Trung Đông. Ảnh minh họa: VietnamPlus
Tàu thăm dò HOPE, được phóng vào tháng 7 năm ngoái bằng tên lửa H2A của Nhật Bản, sẽ nghiên cứu nhiệt độ và độ ẩm của khí quyển Sao Hỏa để nghiên cứu những thay đổi về khí hậu trong thời gian dài của hành tinh này từ ở độ cao 22.000 đến 44.000 km so với bề mặt.
Được phát triển tại Trung tâm Không gian Mohammed bin Rashid ở Dubai, tàu thăm dò này là một phần trong nỗ lực của UAE nhằm đẩy mạnh nghiên cứu không gian nhân kỷ niệm 50 năm quốc khánh nước này vào năm nay. UAE cũng có kế hoạch gửi một tàu thăm dò lên Mặt trăng vào năm 2024.
Vào ngày 20/7, tên lửa H2A mang theo tàu thăm dò HOPE cất cánh từ Trung tâm Vũ trụ Tanegashima ở tỉnh Kagoshima, tây nam Nhật Bản. Tàu thăm dò có chiều dài 3m và chiều rộng 8m khi các tấm pin mặt trời của nó được mở rộng hoàn toàn, và nặng 1,5 tấn.
Hoạt động phóng tàu thăm dò lên Sao Hỏa được thực hiện 26 tháng một lần khi quỹ đạo của hành tinh này đến gần Trái Đất nhất, cho phép các tàu thăm dò không gian tiếp cận hành tinh thứ 4 từ Mặt Trời với ít nhiên liệu hơn các thời điểm khác.
Sau nhiệm vụ phóng tàu thăm dò của UAE, Trung Quốc cũng đã gửi một tàu thăm dò lên sao Hỏa trong sứ mệnh liên hành tinh độc lập đầu tiên của họ. Nếu tàu thăm dò của họ có thể hạ cánh nhẹ nhàng lên hành tinh này, Trung Quốc sẽ trở thành quốc gia thứ hai triển khai tàu thăm dò trên bề mặt Sao Hỏa, sau Mỹ.
Trước đó, NASA cũng đã phóng một tàu thám hiểm Sao Hỏa cho sứ mệnh thu thập các mẫu đá và thử nghiệm các công nghệ mới trên hành tinh đỏ.
Đến nay, không có tàu thăm dò có người lái nào từng được phóng lên Sao Hỏa.
Anh Tuấn (Lược dịch từ Kyodo News)
- ADB kêu gọi tăng cường nỗ lực giải quyết vấn đề an ninh nguồn nước ở châu Á - Thái Bình Dương (10/08)
- Đông Nam Á ghi nhận khoảng 66.000 ca nhiễm COVID-19 giống chủng SARSr-CoV (10/08)
- Đợt bùng phát bệnh đậu mùa khỉ hiện nay không liên quan đến loài khỉ (10/08)
- Khai mạc Hội nghị Tòa án các tỉnh biên giới Lào-Việt Nam-Campuchia (10/08)
- Mỹ phê chuẩn đơn đăng ký gia nhập NATO của Phần Lan và Thụy Điển (10/08)
- Cuba khống chế vụ cháy kho chứa dầu sau nhiều ngày nỗ lực (10/08)
- Đức ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ đầu tiên ở trẻ em (10/08)
- Thái Lan sẵn sàng đăng cai tổ chức APEC 2022 (10/08)
-
Hàn Quốc nỗ lực giảm thiểu thiệt hại do mưa lớn gây ra
- Ăn trái cây và rau củ tốt cho môi trường hơn so với ăn thịt và pho mát
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Lãnh đạo Myanmar chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thành lập ASEAN
- RCEP đóng vai trò quan trọng vào chiến lược phục hồi của khu vực
- Cuba: 17 lính cứu hỏa mất tích trong vụ cháy kho dầu tại Vịnh Matanzas
- Tàu nước ngoài vận chuyển ngũ cốc đầu tiên đến Ukraine kể từ tháng 2
- Mỹ phát hiện virus bệnh bại liệt trong nước thải ở thành phố New York
- Giá ngũ cốc giảm khi chuyến tàu đầu tiên chở ngũ cốc rời cảng Ukraine
- Bồ Đào Nha, Pháp chống chọi với cháy rừng nghiêm trọng
-
Tuyên bố về Biển Đông là cách tốt nhất hướng đến hòa bình và an ninh trên vùng biển
- Vương quốc Anh cam kết tăng cường hợp tác với Đông Nam Á
- ASEAN: Nhiều thành tựu trên chặng đường 55 năm phát triển (8/8/1967-8/8/2022)
- Công nghệ giúp xử lý vấn đề rác thải thực phẩm ở Đông Nam Á
- Trung Quốc nới lỏng quy định đối với các chuyến bay có ca mắc COVID-19
- Thái Lan có thể trở thành nước xuất khẩu gạo lớn thứ hai thế giới
- Chính phủ Hàn Quốc sẽ tăng hạn ngạch lao động nước ngoài
- Kỷ niệm 55 năm thành lập ASEAN: Quảng bá văn hóa ASEAN tại Mexico
- Mexico hạn chế sản xuất bia do khủng hoảng nguồn nước
- ASEAN kiến nghị giải quyết vấn đề Biển Đông bằng biện pháp hòa bình