Thế giới

Bế mạc thế vận hội Tokyo 2020: Sự kiện đặc biệt thời đại dịch

ClockThứ Hai, 09/08/2021 10:03
TTH - Ngày 8/8, tại Nhật Bản diễn ra lễ bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020 đặc biệt trong thời đại dịch.

Lễ khai mạc đáng nhớ của Thế vận hội Tokyo 2020

Đối với quốc gia chủ nhà, kỳ thế vận hội này không đạt được thành công trên toàn cầu và tạo ra “bom tấn tài chính” mà Nhật Bản từng tìm kiếm. Tuy nhiên, ban tổ chức đã nỗ lực ngăn thế vận hội trở thành một ổ dịch COVID-19 siêu lây lan – một thành tích đáng chú ý khi có khoảng 50.000 người đã “đến với nhau” giữa đại dịch.

Nhìn lại giai đoạn trước khi Thế vận hội Tokyo 2020 bắt đầu, Nhật Bản đã lo lắng rằng, sự kiện thể thao này, với hàng nghìn quan chức, giới truyền thông và các vận động viên đổ về thủ đô Tokyo giữa bối cảnh tình hình đại dịch vẫn còn rất căng thẳng, có thể làm lây lan COVID-19, cũng như làm xuất hiện thêm các biến thể mới và tạo áp lực lớn lên hệ thống y tế.

Tuy nhiên, khi thế vận hội gần kết thúc, những số liệu ghi nhận tình trạng lây nhiễm bên trong Olympic “bubble” – một tập hợp các địa điểm, khách sạn và trung tâm truyền thông – nơi những người đến Nhật Bản cho thế vận hội Tokyo lưu trú - lại kể một câu chuyện khác.

Cụ thể, các nhà tổ chức và một số nhà khoa học cho biết, với hơn 50.000 người tham gia sự kiện, có thể đây sẽ là một cuộc thí nghiệm lớn trên toàn cầu về mức độ lây lan của đại dịch. Song chỉ có một phần nhỏ những người liên quan bị nhiễm bệnh.

Lễ bế mạc Thế vận hội Tokyo 2020 diễn ra vào ngày 8/8/2021. Ảnh minh họa: Kyodo/TTXVN/Vietnam+

Tiến sĩ Kei Sato, một nhà nghiên cứu cấp cao tại Đại học Tokyo cho biết: “Trước thế vận hội, tôi nghĩ rằng, mọi người sẽ đến với Nhật Bản với nhiều biến thể và Tokyo sẽ là nơi khiến virus lây lan, cùng lúc xuất hiện một số biến thể mới ở Tokyo. Song, không có cơ hội cho các chủng virus đột biến xuất hiện”.

Ban tổ chức cho biết, việc tỷ lệ lây nhiễm thấp là nhờ vào tỷ lệ tiêm chủng cao, đạt 70% trong tổng số các vận động viên Olympic, các nhà tổ chức và các phóng viên; công tác xét nghiệm diễn ra hằng ngày, thực hiện nghiêm việc giãn cách và cấm khán giả trong nước cũng như quốc tế đến tham gia theo dõi và cổ vũ.

Kể từ ngày 1/7, ban tổ chức đã ghi nhận 404 ca lây nhiễm liên quan đến Thế vận hội. Họ đã thực hiện gần 600.000 các cuộc kiểm tra sàng lọc, với tỷ lệ lây nhiễm là 0,02%.

Trong làng Olympic – nơi ở của hơn 10.000 vận động viên, không ghi nhận bất kỳ trường hợp COVID-19 nghiêm trọng nào, ngay cả khi có những phòng ở có 2 vận động viên cùng lưu trú.

Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide cho biết, ông không nghĩ rằng, Thế vận hội làm tăng số ca nhiễm ở Tokyo, trong đó những ai càng tiếp xúc gần với các vận động viên, cũng như những ai giao tiếp giữa cộng đồng người nước ngoài và người dân Nhật Bản sẽ càng được xét nghiệm nhiều hơn.

Chính sự bảo vệ mối liên kết này, bảo vệ sự an toàn cho cả cộng đồng quốc tế và cộng đồng người dân Nhật Bản đã mang lại cho Nhật Bản sự tự tin khi nói rằng, không có sự lây nhiễm giữa hai bên.

Trong một ý kiến có liên quan, chỉ vài giờ trước khi lễ bế mạc diễn ra, Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach khẳng định, thế vận hội Tokyo 2020 đã diễn ra thành công giữa lúc tình hình vẫn còn phức tạp.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ CNA & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận
Liên kết hữu ích

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên

Chiều 8/4, tại Hà Nội, Trung tâm Điều phối ghép tạng quốc gia (TTĐPGTQG) tổ chức họp báo thông tin “Điều phối đa tạng của bệnh nhân chết não từ bệnh viện tuyến tỉnh”. Đây là trường hợp mà 3 tạng hiến (tim, gan, thận) được ghép cho 3 bệnh nhân tại Huế ngày 2/4.

Một cuộc đời ngừng lại, nhiều sự sống thắp lên
Return to top