ClockThứ Hai, 04/11/2013 10:53

Bến đò “3 không”, hiểm họa thường trực trong mùa mưa bão

TTH.VN - Vi phạm vẫn chồng lên vi phạm trong hoạt động đò ngang đang là hiểm họa khôn lường khi Thừa Thiên Huế đang trong mùa mưa bão.

 Sau 1 tháng thực hiện Chỉ thị số 20/CT-TTg, ngày 03-10-2013 của Thủ tướng chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp cấp bách nhằm ngăn chăn tai nạn giao thông hàng hải và đường thủy nội địa và chỉ đạo của UBND tỉnh về công tác đảm bảo an toàn giao thông đường thủy nội địa năm 2013, tình hình hoạt động các bến đò ngang, bến thuyền du lịch trên địa bàn tỉnh xem ra vẫn chưa có chuyển biến gì gọi là tích cực.

Nhiều bến đò “3 không”
 
Ông Võ Văn Tươi, Phó Giám đốc Sở GTVT, Phó Ban ATGT tỉnh cho biết, Ban ATGT tỉnh đã phối hợp với các Công an tỉnh, sở GTVT kiểm tra tại các bến đò ngang, bến thuyền du lịch, các địa phương có hoạt động giao thông nội thủy trên địa bàn. Kết quả kiểm tra đã phát hiện nhiều sai phạm, nhiều bến đò hoạt động vẫn 3 không - không được cấp phép hoạt động, khách đi đò không mặc áo phao, bến bãi không đảm bảo.
 
Sai phạm tại bến đò ngang Vĩnh Tu - Cồn Tộc tiềm ẩn nhiều tai họa
 
 
Đơn cử tại Bến đò ngang Vĩnh Tu - Cồn Tộc (Quảng Điền) là bến đò có mật độ người qua lại khá lớn, trong mùa mưa lụt, bến thường xuyên ngập nước đã ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân mà phương tiên vận tải hành khách còn thiếu trang thiết bị an toàn hoặc có nhưng đã cũ nát như áo phao, dụng cụ cứu sinh, trong khi chủ thuyền lại không yêu cầu khách mặc áo phao khi đi thuyền.
 
Thượng tá Nguyễn Tân, Phó trưởng Phòng Cảnh sát Đường thủy, thành viên Đoàn kiểm tra cho biết, đã lập biên bản vi phạm hành chính ông Nguyễn Văn Sang (trú xã Quảng Ngạn, huyện Quảng Điền) về hành vi điều khiển phương tiện TTH 0982 không có bằng thuyền trưởng theo quy định, với mức phạt 2,5 triệu đồng và đình chỉ hoạt động.
 
Tại các bến đò Than - Điện Huế Nam (Hương Trà), bến đò Tiên Nộn - Bao vinh (Phú Vang – Hương Trà), bến đò Truồi đều chưa có giấy phép hoạt động, khách đi đò đều không mặc áo phao, bến thuyền lên xuống không đảm bảo an toàn. Ngay với công trình cầu phao nổi qua sông Hương thuộc địa bàn xã Thủy Bằng (Hương Thủy) - Hương Thọ (Hương Trà) không có biển báo hiệu luồng chạy tàu và phương án bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ.
 
Các hoạt động vân tải khách du lịch trên sông Hương cũng còn quá nhiều tồn tại như bến Tòa Khâm, bến số 5 Lê Lợi luồng vào bến cạn, mặt bằng neo đậu không đảm bảo, các thuyền du lịch đón trả khách không đúng nơi quy định. Đoàn kiểm tra cũng lập biên bản vi phạm hành chính 5 trường hợp vi phạm về đón trả khách, giấy chứng nhân an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường hết hiệu lực, người điều kiển phương tiện có bằng lái không phù hợp. Ngoài ra, nhà hàng nổi sông Hương phép mở bến thuyền đã hết hạn, chưa có giấy đăng ký hành chính nhà nổi, thiếu phao và dụng cụ cứu sinh, không xây dựng phương án đảm bảo an toàn trong mùa mưa lũ.
 
 
Cấp cơ sở còn buông lỏng quản lý
 
 
Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ tại Chỉ thị số 20/CT-TTg, yêu cầu các chính quyền địa phương và các cơ quan đơn vị liên quan tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm vi phạm trong lĩnh vực giao thông hàng hải và đường thủy nội địa trên địa bàn, đặc biệt là công tác quản lý điều hành hoạt động của bến khách ngang sông, vận tải khách du lịch. UBND cấp huyện, xã tăng cường công tác quản lý, kiểm tra hoạt động bến khách ngang sông trên địa bàn. Kiên quyết đình chỉ hoạt động nếu vi phạm nghiêm trọng các quy định về an toàn. Chủ tịch UBND cấp xã phải chịu trách nhiệm nếu để xảy ra tai nạn đò ngang trên địa bàn quản lý.
 
Tuy nhiên, theo đánh giá của Ban ATGT tỉnh, công tác triển khai đảm bảo an toàn giao thông các bến đò ngang tại một số xã, thị trấn còn chậm, thiếu kiểm tra đôn đốc, việc đầu tư nâng cấp bến đò, chỉ đạo nâng cấp phương tiện bảo đảm các điều kiện an toàn, phục vụ hành khách tại một số bến đò chưa được quan tâm đúng mức.
Sự phân công quản lý bến đò liên tuyến giữa 2 xã như Vĩnh Tu (xã Quảng Ngạn) - Cồn Tộc (xã Quảng Lợi); Tiên Nộn (Phú Mậu) - Bao Vinh (Hương Vinh) chưa có sự phối kết hợp tốt, quả bóng trách nhiệm quản lý cứ đá từ sân này sang sân kia. Ông Nguyễn Tường, Chủ tịch UBND xã Quảng Lợi cho rằng, UBND huyện đã giao việc thu phí bến đò Vĩnh Tu - Cồn Tộc cho xã Quảng Ngạn, do vậy trách nhiệm là thuộc xã Quảng Ngạn trong khi 50% hoạt động của bến đò này lại diễn ra trên địa bàn xã Quảng Lợi. Với tư duy quản lý như vậy đã phần nào ảnh hưởng tiêu cực đến quản lý an toàn hoạt động các bến đò ngang.
 
Giải thích về những sai phạm tại bến đò Vĩnh Tu - Cồn Tộc, được huyện Quảng Điền giao cho xã Quảng Ngạn quản lý, khai thác, ông Nguyễn Chiến – Chủ tịch UBND xã Quảng Ngạn cho rằng, xã đã tuyên truyền nhiều nhưng người đi đò vẫn chủ quan không chịu mặc áo phao và chủ đò thì không kiến quyết bắt buộc người đi đò mặc áo phao. Việc bến lên xuống đò không đảm bảo an toàn thì xã không có kinh phí để nâng cấp, đề nghị cấp trên hỗ trợ kinh phí nâng cấp. Đối với trường hợp không có bằng thuyền trưởng của đò TTH 0982, UBND xã đã không cho hoạt động cho đến khi có đủ các điều kiện theo quy định. Trong thời gian tới, UBND xã sẽ đẩy mạnh công tác tuyền truyền người dân chấp hành nghiêm túc các quy định về an toàn giao thông đường thủy, yêu cầu các chủ đò phải trang bị đầy đủ các thiết bị an toàn và sẽ xử lý nghiêm những trường hợp vi phạm.
 
Để hạn chế thấp nhất những rủi ro trong hoạt động đường thủy nội địa, theo ông Võ Văn Tươi - Phó Giám đốc Sở GTVT, ngoài việc tuyên truyền phổ biến pháp luật cho người dân, chính quyền cấp xã, thị trấn nơi có bến đò ngang cần phải thường xuyên kiểm tra các chủ thuyền, người điều khiển phương tiện và hành khách thường xuyên đi lại tại các bến đò ngang chấp hành nghiêm túc các quy định về đảm bảo trật tự an toàn giao thông đường thủy nội địa. Kiên quyết đình chỉ hoạt động các bến thuyền, phương tiện vận chuyển không đảm bảo các điều kiện hoạt động theo quy định pháp luật, nhất là đối với các bến đò thường xuyên có mật độ người dân đi lại nhiều như bến đò Hồ Truồi, bến Vĩnh Tu - Cồn Lộc, bến ngã ba Sình, bến Than, bến ngã ba Tuần…
Trần Dương
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai

Luật Đất đai 2024 có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều điểm mới so với Luật Đất đai 2013, trong đó người dân đặc biệt quan tâm đến việc bỏ khung giá đất, xác định giá theo thị trường. Đây được xem là bước đột phá lớn trong lĩnh vực quản lý, sử dụng đất đai, tạo nên thay đổi căn bản về các vấn đề kinh tế trong chính sách pháp luật về đất đai; làm lành mạnh hóa thị trường; hạn chế đầu cơ, tham nhũng về đất đai.

Bỏ khung giá đất làm lành mạnh hóa thị trường đất đai
Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa

Chiều 25/3, UBND tỉnh tổ chức buổi đối thoại với các hộ dân chưa bàn giao mặt bằng tại Dự án (DA) Cải tạo, xây dựng lại các dãy nhà A,B,C Khu Chung cư Đống Đa (KCCĐĐ) tại Phường Phú Nhuận, TP. Huế. Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hoàng Hải Minh chủ trì buổi đối thoại.

Tháo gỡ vướng mắc mặt bằng Khu Chung cư Đống Đa
Return to top